Nhóm cổ phiếu đáng chú ý đón đầu mùa báo cáo KQKD quý 3

(Banker.vn) Thị trường đang ổn định trở lại sau loạt dữ liệu vĩ mô và phía trước là mùa báo cáo thu nhập quý 3. Thanh khoản trong thời gian tới khả năng sẽ tiếp tục giảm, chỉ số có thể retest vùng đáy và có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng lực cầu bắt đáy sẽ tăng trong những phiên tới. Như vậy, khi rủi ro cho việc mua mới hoặc cơ cấu danh mục đối với cổ phiếu đã giảm đáng kể.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn tất một tuần và một tháng giảm mạnh nhưng vẫn đạt thành quả tăng 3% trong quý 3 để ngược dòng chứng khoán thế giới. Thanh khoản toàn thị trường ở tuần cuối tháng 9 xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tuần trở lại đây, tuy vậy tính chung cả tháng thì tháng 9 vẫn có mức thanh khoản cao nhất kể từ đầu năm, qua đó kéo thanh khoản quý 3 tăng ấn tượng. Tuần cuối quý 3 khối ngoại quay lại mua ròng nhưng tháng 9 vẫn là tháng có mức bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm, kết thúc quý 3 khối ngoại đang có chuỗi bán ròng 2 quý liên tiếp.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý đón đầu mùa báo cáo KQKD quý 3

Chỉ số VN-Index để mất 38,9 điểm, tương ứng giảm 3,26% và chốt tuần ở mức 1.154,15 điểm. Đây là tuần giảm thứ 3 liên tiếp kể từ vùng đỉnh 1,250 điểm, ghi nhận chuỗi giảm theo tuần dài nhất kể từ giữa tháng 10 năm ngoái. Diễn biến đáng chú ý tập trung ở phiên đầu tuần vừa qua, VN-Index để mất gần 40 điểm, xuyên qua kênh tăng giá kể từ đầu năm, 4 phiên còn lại trong tuần thị trường đang tạo vùng đáy quanh ngưỡng 1.140 điểm sau nhịp giảm 3 tuần vừa qua. Mức giảm mạnh tuần vừa qua tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa vừa nhỏ, khi lần lượt mất 4,24% và 4,48%, trong khi nhóm Vn30 cũng lùi 2,62%.

Với tuần giảm thứ 3 liên tiếp, mức giảm cũng mạnh nhất trong 6 tuần gần đây, rất ít nhóm cổ phiếu có thể ngược dòng trong tuần vừa qua, ngoại trừ: nhóm cảng biển (GMD: +3,59%, HAH: +1,57%, DVP: 2,38%,…), Bán lẻ (MWG: +0,96%, PET: 0,91%,…), Dầu khí (BSR: +4,31%, PVS: +3,49%, PVD: + 1,38%,…),…

Tuy VN-Index điều chỉnh giảm 8% kể từ đỉnh 1.250 điểm nhưng một số nhóm cổ phiếu đã có dấu hiệu điều chỉnh sớm và mạnh hơn chỉ số như: chứng khoán (giảm bình quân -14%), bất động sản (-16%), Vingroup (- 31%), đầu tư công (-15%),… Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng cũng điều chỉnh giảm bình quân 5,2% kể từ đỉnh, giảm 2,5% trong tuần vừa qua và mất 3,3% trong tháng 9. Tuy vậy, kể từ đầu năm, nhóm cổ phiếu này vẫn đang có mức tăng ấn tượng 23,26% so với 14,6% của VN-index. Tuần vừa qua, ngoại trừ cổ phiếu VPB ngược dòng với mức tăng 2,12%, phần lớn các cổ phiếu còn lại điều chỉnh giảm: VCB (-2,02%), CTG (-5,06%), BID (-3,69%), STB (-6,84%),…

Thanh khoản toàn thị trường giảm 20,4% so với tuần trước, còn 21.610 tỷ đồng, đây cũng là tuần thanh khoản xuống mức thấp nhất trong 10 tuần vừa qua. Du vậy, thanh khoản bình quân toàn thị trường ở tháng 9 vừa qua, theo thống kê đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, đạt 26.782 tỷ đồng, vượt qua ngưỡng 26.521 tỷ đồng của tháng 9/2021. Cũng theo thống kê, thanh khoản bình quân ở quý 3 năm nay đạt 24.544 tỷ đồng, tăng 54,62% so với mức bình quân của quý 2.

Khối ngoại mua ròng 1.088 tỷ đồng ở tuần vừa qua, lũy kế kể từ đầu năm khối ngoại bán ròng 6.910 tỷ đồng, như vậy khối ngoại đã có trọn 2 quý bán ròng liên tiếp với tổng mức bán ròng 13.871 tỷ đồng trong 6 tháng vừa qua trên toàn thị trường. Đáng chú ý, các quỹ ETF từ mức hút ròng 237 triệu USD hồi cuối tháng 3 cho đến nay đã chuyển sang bị rút ròng ở tuần thứ 9 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đang bị rút ròng 9 triệu USD.

VN-index tạo vùng đáy ở khu vực 1.120 – 1.140 điểm

Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, con sóng tăng 4 tháng liên tiếp của thị trường nhờ lực đẩy từ 4 lần giảm lãi suất của NHNN nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đã bị chắn ngang trong tháng 9 vừa qua. Nhịp điều chỉnh 127 điểm (-10,23%) của VN-Index kể từ đỉnh 1.255 điểm sau khi tạo đỉnh thứ 2 là bình thường sau nhiều tháng tăng liên tục. Chỉ số VN-Index khép lại quý 3 với mức tăng 3%, ngược dòng chứng khoán thế giới, đây cũng là quý tăng thứ 3 liên tiếp của chỉ số này (quý 1 tăng 5,7%, quý 2 tăng 5,2%) bất chấp tuần và tháng cuối quý giảm mạnh.

Thị trường hiện tại đã có đỉnh cao về chỉ số và thanh khoản, trong đó thanh khoản sẽ được chú ý hơn trong thời gian tới với kịch bản cơ sở là VN-index tạo vùng đáy ở khu vực 1.120 – 1.140 điểm.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý đón đầu mùa báo cáo KQKD quý 3

Thị trường đang ổn định trở lại sau loạt dữ liệu vĩ mô và phía trước là mùa báo cáo thu nhập quý 3. Thanh khoản trong thời gian tới khả năng sẽ tiếp tục giảm, chỉ số có thể retest vùng đáy và có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng lực cầu bắt đáy sẽ tăng trong những phiên. Như vậy khi rủi ro cho việc mua mới hoặc cơ cấu danh mục đối với cổ phiếu đã giảm đáng kể.

Do đó, chiến lược đầu tư cho việc xây dựng danh mục đón mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 sắp tới, nhà đầu tư nên tập trung ở 2 nhóm cổ phiếu chính là nhóm cổ phiếu đã giảm sâu trong nhịp điều chỉnh vừa qua như: chứng khoán, bất động sản, đầu tư công,… và nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi nền kinh tế đã qua đáy như: xuất khẩu (thủy sản, dệt may, cảng biển,…), hàng hóa cơ bản (dầu khí, hóa chất, đường…), bán lẻ, bất động sản KCN,…

Thị trường đi ngang với các phiên tăng giảm xen kẽ, NĐT ưu tiên hạ hết dư nợ margin

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng phân tích - Nghiên cứu Chứng khoán Agriseco (AGR) cho rằng, sự sụt giảm trong tuần vừa qua là hệ quả của việc đã tăng giá liên tục trong giai đoạn trước đó khiến nhiều nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái định giá đắt đỏ. Những tác nhân gây giảm điểm được đề cập không phải là mới, nhưng xuất hiện cộng hưởng và được suy diễn thái quá khiến nhiều nhóm cổ phiếu bị bán tháo. Vào những phiên cuối tuần, thị trường đã dần đi vào trạng thái ổn định hơn và đang tích lũy để chờ đợi các thông tin tiếp theo.

Chuyên gia Chứng khoán Agriseco nhận định, thị trường có thể đi ngang trong tuần mới với các phiên tăng giảm xen kẽ để tìm điểm cân bằng trước khi hình thành xu hướng mới. 3 phiên phục hồi cuối tuần là tín hiệu tích cực cho thị trường tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy bên mua vẫn còn lưỡng lự và chưa có động lực để giải ngân. Theo đó, ông Khoa khuyến nghị nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao thì có thể giải ngân một số cổ phiếu nhóm VN30, đầu ngành tại các nhịp điều chỉnh vì xu hướng trung dài hạn vẫn là tăng điểm.

Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư đang trong trạng thái thua lỗ và có tỷ trọng cổ phiếu cao nên ưu tiên cơ cấu lại danh mục đầu tư, đưa danh mục về mức cân bằng tiền/cổ phiếu vì sắp tới thị trường sẽ tiếp tục có những phiên tăng/giảm xen kẽ với biên độ mạnh. Nhà đầu tư nên ưu tiên hạ hết dư nợ margin và bán những cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là những cổ phiếu đã tăng giá nhiều giai đoạn trước đó để lấy room cho nhóm bluechip đầu ngành.

Xét trên nền cùng kỳ thấp của năm 2022, ông Khoa cho rằng sẽ có nhiều nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng tốt trong quý 3 này và nâng đỡ thị trường. Một số ngành kỳ vọng có kết quả kinh doanh đảo chiều vào những tháng cuối năm gồm chứng khoán, ngành thép, nhiệt điện...

Ngoài ra, những cổ phiếu hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ (đầu tư công, giảm lãi suất, các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản…) cũng có thể sẽ là thu hút dòng tiền trong những tháng cuối năm. Đặc biệt, nhà đầu tư lưu ý dòng tiền sẽ đảo lớp nhanh, mang tính ngắn hạn là chính vì những nhóm cổ phiếu này thiên về đầu cơ.

Giám đốc phân tích MSVN: VN-Index có thể lên 2.300 - 2.500 điểm nếu TTCK được nâng hạng

Nếu thị trường được nâng hạng, tăng trưởng EPS của VN-Index có thể đạt các mức dự phóng 4%, 20% và 15% cho các năm ...

Chứng khoán Yuanta Việt Nam tung sản phẩm ký quỹ YST+

Từ ngày 26/09/2023, Chứng khoán Yuanta Việt Nam thông báo tiếp tục gia hạn và tăng thêm ưu đãi cho dòng sản phẩm giao dịch ...

Nhận định chứng khoán ngày 2/10: VN-Index tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh

VN-Index vẫn giữ được điểm số trên ngưỡng tâm lý 1.150 điểm mặc dù chịu nhiều biến động trong tuần vừa qua. CTCK nhận định, ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán