Nho sữa Trung Quốc đã trở thành mặt hàng quen thuộc tại thị trường Việt Nam nhờ giá rẻ và dễ tiếp cận. Đây vốn là giống nho nổi tiếng của Nhật Bản, được xếp vào hàng trái cây cao cấp. Tuy nhiên, vài năm gần đây, khi Trung Quốc mở rộng diện tích trồng nho, các sản phẩm như nho sữa và nho “trái tim mùa thu” được nhập khẩu ồ ạt với số lượng lớn và giá siêu rẻ.
Nho “trái tim mùa thu” Trung Quốc đổ bộ vào chơ Việt. |
Thời gian gần đây, một loại nho “quý tộc” khác của Nhật là “trái tim mùa thu” đã xuất hiện tại Việt Nam với giá chỉ khoảng 150.000 đồng/kg, so với mức giá từ 2-2,3 triệu đồng/kg của sản phẩm Nhật cùng loại. Nho “trái tim mùa thu” được lai tạo giữa nho Pareto phương Tây và nho mẫu đơn (hay nho sữa) để tạo nên vị ngọt dịu xen lẫn chua nhẹ. Loại nho này khi nhập về Việt Nam thường có trọng lượng từ 1,5-2kg mỗi chùm, lớn hơn gấp đôi so với nho cùng loại từ Nhật Bản.
Trên các sàn thương mại điện tử và chợ đầu mối, nho sữa đỏ Trung Quốc còn được chào bán với giá chỉ 550.000 đồng cho thùng 9kg, tính ra chỉ 61.000 đồng/kg. Mức giá cạnh tranh này khiến nho sữa và nho “trái tim mùa thu” nhanh chóng được nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn, nhưng đồng thời đặt ra câu hỏi về chất lượng và độ an toàn thực phẩm của các sản phẩm này.
Trước làn sóng nhập khẩu nho từ Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, các mặt hàng nho nhập từ Trung Quốc đang áp dụng phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm thông thường trước khi thông quan và hậu kiểm sau khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng.
Ông Hiếu giải thích: “Cục Bảo vệ thực vật cũng thực hiện các chương trình giám sát lấy mẫu để thu thập dữ liệu và đánh giá mức độ an toàn thực phẩm của các loại nho nhập khẩu, phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn.” Theo đó, từ năm 2023 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 87 mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc để kiểm tra và phát hiện một mẫu vi phạm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu phát hiện thêm dấu hiệu bất thường, Cục Bảo vệ thực vật có thể điều chỉnh phương thức kiểm tra và tăng cường tần suất lấy mẫu. "Hiện tại, mỗi sản phẩm đều được giám sát ở mức nhất định do giới hạn về nhân lực, vì vậy, chúng tôi mong muốn các địa phương cùng tham gia giám sát và truy xuất nguồn gốc, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng," ông Hiếu nhấn mạnh.
Trong bối cảnh nho “quý tộc” nhập khẩu ngày càng phổ biến, việc kiểm soát an toàn thực phẩm của Bộ NN-PTNT trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn thực phẩm mà còn giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm nhập khẩu.
“Mỏ vàng xanh” giúp Việt Nam thu về gần 4.000 tỷ nhờ xuất khẩu, hàng chục nghìn tấn đã được thu mua Loại cây này được trồng chủ yếu ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Các doanh nghiệp kỳ vọng ... |
Ứng dụng Temu vào Việt Nam: Cơn bão mua sắm giá rẻ và thách thức tiềm ẩn Temu là ứng dụng thương mại điện tử vừa chính thức ra mắt tại Việt Nam và thu hút sự quan tâm lớn của người ... |
Mua hàng siêu rẻ trên Temu: Giá rẻ đánh đổi chất lượng? Temu, nền tảng thương mại điện tử từ Trung Quốc, đang tạo ra một cơn sốt mua sắm tại Việt Nam với mức giá rẻ ... |
Băng Di