Mở trung thâm thương mại (TTTM) đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 6/2005 mang tên Parkson Saigon Tourist Plaza nằm ngay vị trí ‘đất vàng’ của TP.HCM, tọa lạc tại 45 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1. Tại thời điểm mới ra mắt, Parkson Saigon Tourist Plaza là một trong những trung tâm có lượng khách mua sắm đông nhất tại thị trường Quận 1 và được coi là “người tiên phong” trong thị trường bán lẻ.
Từ “người tiên phong”…đến đóng cửa hàng loạt
Trong 8 năm tiếp theo, Parkson đã phát triển thành một trong những chuỗi bán lẻ có quy mô lớn nhất cả nước, đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp của giới nhà giàu tại hai đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội thời điểm đó chưa có nhiều trung tâm thương mại cao cấp.
Đến năm 2012, Parkson có 8 TTTM bao gồm 5 TTTM sở hữu là Hùng Vương, Flemington, Long Biên, Viet Tower, Landmark và 3 TTTM thuê lại để quản lý là Saigon Tourist, Paragon và C.T. Ngoài ra, Parkson còn có một TTTM tại Hải Phòng.
Năm 2013, Parkson công bố sẽ tiếp nhận 2 trung tâm thương mại nữa tại TP HCM dưới dạng hợp đồng quản lý là Parkson Cantavil (quận 2) và Parkson Leman (nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3).
Thế nhưng, đến năm 2014 làn sóng đầu tư của Parkson đã dừng hẳn. Đây là năm duy nhất trong suốt thời gian gia nhập thị trường Việt Nam, doanh nghiệp không mở rộng thêm trung tâm thương mại. Từ đầu năm 2015 trở đi, khó khăn bắt đầu xuất hiện.
Cụ thể, vào tháng 1/2015, Parkson Keangnam (Từ Liêm, Hà Nội) đột ngột đóng cửa. Đây cũng là năm mà cổ đông của công ty mẹ Parkson Retail Asia đón nhận cú sốc tài chính lớn khi công ty thua lỗ tới 850 tỷ đồng.
Sau 18 năm, Parkson chỉ còn lại duy nhất 1 TTTM tại Việt Nam, đó là Parkson Saigon Tourist Plaza. |
Nguyên nhân xuất phát chính từ Parkson Hà Nội, do công ty huỷ hợp đồng thuê tại toà nhà Keangnam Landmark 72 trước thời hạn. Chi phí cho việc huỷ hợp đồng lên tới hơn 1.000 tỷ, nhưng Parkson Hà Nội vẫn chấp nhận vì muốn "tránh việc tiếp tục thua lỗ do những thách thức của thị trường bán lẻ".
Ngay sau khi gánh khoản lỗ khổng lồ, Parkson đã quyết định thoái bớt vốn tại Parkson Hà Nội, bán 31%, giảm tỷ lệ sở hữu từ 76% xuống còn 45%, mất quyền kiểm soát và chuyển Parkson Hà Nội từ công ty con thành công ty liên kết.
Tình hình cũng không mấy khả quan khi đến tháng 5/2016, TTTM Parkson Paragon tại quận 7, TP.HCM chính thức ngừng hoạt động khi tình hình tài chính của doanh nghiệp này không mấy sáng sủa. Cũng trong năm này (12/2016), Parkson Viet Tower (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng theo đó ra đi .
"Môi trường kinh doanh tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là các trung tâm thương mại tại Hà Nội đang suy yếu khi ngày càng nhiều mặt bằng bán lẻ bị bỏ trống. Trong khi các trung tâm thương mại tại miền Nam, TP HCM vẫn tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh khả quan, nâng hiệu suất kinh doanh tổng thể của thị trường Việt Nam", ông Tan Sri Cheng Heng Jem - Chủ tịch Parkson Retail Asia cho biết trong thông điệp gửi các cổ đông.
Tiếp đến vào tháng 1/2018, Parkson Flemington (Lê Đại Hành, quận 11) cũng biến mất khỏi bản đồ mua sắm của Việt Nam. Cũng trong năm 2018, Parkson tiếp tục đóng toàn bộ hệ thống cửa hàng tại khu thương mại Cantavil (quận 2, TP.HCM); sau đó không lâu là đến Parkson CT Plaza (quận Tân Bình).
Sau hàng loạt trung tâm buộc phải bán đi hoặc đóng cửa, thì vào đầu năm 2022, Parkson buộc phải bán TTTM Parkson Hùng Vương của mình cho chủ quản tòa nhà Hùng Vương Plaza là công ty đã cho Parkson thuê đất để thực hiện việc kinh doanh của mình trong suốt những năm vừa qua.
Đối với TTTM tại Hải Phòng, hồi giữa năm 2020, trong văn bản gửi Sở GDCK Singapore, Parkson Retail Asia cho biết, đã đồng ý bán trung tâm thương mại Parkson TD Plaza tại Hải Phòng với giá 10 triệu USD. Bên mua là Công ty Xây dựng và Thương mại Thùy Dương.
Thời khắc lụi tàn
Đến nay, Parkson chỉ còn lại duy nhất 1 TTTM tại Việt Nam, đó là Parkson Saigon Tourist Plaza. Trước sự thay đổi của thị trường chung cũng như thị hiếu mua sắm của người tiêu dùng, năm 2019, Parkson đã tiến hành cải tạo TTTM này không đơn thuần chỉ là nơi mua sắm (shop and go) mà là điểm đến tích hợp mua sắm, ăn uống và giải trí (all-in-one destination).
Tuy nhiên, “nguồn sống” hiện tại của Parkson Saigon Tourist Plaza hiện nay chủ yếu dựa vào 2 nhà bán lẻ của Nhật Bản – Uniplo và Muji.
Ngày 28/4, Parkson Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin phá sản là kết cục mà không hề gây bất ngờ. Nguyên nhân của sự sụp đổ của Parkson được cho là đến từ việc thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà bán lẻ nước ngoài với các chiến dịch quảng bá, chiết khấu rầm rộ khiến Parkson không thể cạnh tranh.
“Parkson trượt dài trong cái bóng của quá khứ, ngủ quên trên chiến thắng đã khiến TTTM không nhanh nhạy nắm bắt thị trường và không chịu thay đổi”, một chuyên gia cho biết.
Theo văn bản của Hội đồng quản trị Công ty TNHH Parkson Retail Asia (PRA) - đơn vị sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH Parkson Việt Nam, việc thiếu sự hỗ trợ từ chủ mặt bằng của Parkson Việt Nam (như không giảm tiền thuê hoặc giảm tiền thuê không đáng kể) trong thời gian giãn cách xã hội do Covid-19, trong khi các cửa hàng của Parkson Việt Nam bị hạn chế hoạt động đã tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty.
Do đó, Tập đoàn đã đánh giá và xác định rằng việc tiếp tục hoạt động tại Việt Nam là không khả thi về mặt thương mại và hội đồng quản trị của Parkson Việt Nam nhận định, việc nộp đơn phá sản là phương án tối ưu nhất.
Trong năm tài chính 2022, các hoạt động tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ trước thuế 1,72 triệu USD trong khi cùng kỳ năm trước lãi trước thuế 10,27 triệu USD. Doanh thu công ty cũng giảm từ 7,57 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 1,8 triệu USD vào năm ngoái.
UNIQLO sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 6/12 TBCKVN - Ngày 6/12 sắp tới, Uniqlo thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản sẽ chính thức ra mắt thị ... |
Menas Mall SaiGon Airport đã mở cửa trở lại Sau thời gian nâng cấp, vào ngày 20-12, trung tâm thương mại Parkson tại đường Trường Sơn, quận Tân Bình sẽ trở lại với diện ... |
Parkson Việt Nam bất ngờ nộp đơn phá sản, biểu tượng 'sang chảnh' một thời sắp 'khai tử' Công ty TNHH Parkson Retail Asia, đơn vị sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH Parkson Việt Nam, vừa công bố thông tin sẽ ... |
Quang Đăng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|