Trong báo cáo chiến lược năm 2023 mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, nền kinh tế VN đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát cao, chỉ số sản xuất thấp do nhu cầu xuất khẩu giảm, và đồng nội tệ suy yếu. Ở khía cạnh tích cực, thu hút FDI duy trì góp phần làm dịu tỷ giá hối đoái ở một mức độ nhất định.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, các biện pháp thắt chặt tiền tệ dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Mặt khác, động thái tăng lãi suất điều hành hai lần tổng cộng 2% điểm %, khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới vẫn đang bỏ ngõ, và triển vọng kinh tế chưa quả quan khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính, đặc biệt là vay nợ cho các nhu cầu như mở rộng kinh doanh hay mua sắn tài sản.
Do đó, Mirae Asset cho rằng Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cho vay cá nhân sẽ là động lực cho tăng trưởng tín dụng. Do các bất ổn về kinh tế vĩ mô cũng như áp lực lạm phát, một bộ phận lớn cư dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu và tăng tiết kiệm cũng như tìm kiếm kênh đầu tư an toàn dài hạn.
Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro tập trung. Vì vậy, kênh tín dụng bán lẻ vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nới trần hạn mức tăng trưởng tín dụng mới vào cuối quý III/2022, dẫn đến tăng trưởng tín dụng theo quý thấp. Tính đến hết quý III, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 10,9% so với 2021, chỉ tăng 1,5%p so với quý trước.
Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô bất lợi gia tăng áp lực lên các ngân hàng yếu. Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhỏ không bắt kịp so với mặt bằng chung.
Trong thời gian tới, Mirae Asset nhận định sự khác biệt sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn bởi các yếu tố như bảng cân đối thiếu lành mạnh với khả năng sinh lời thấp, tệp khách hàng nhỏ và ngân sách hạn hẹp cho đầu tư công nghệ và sức mạnh thương hiệu không cao đi kèm với mạng lưới hạn chế, dẫn đến khả năng huy động thấp cũng như khả năng thiếu thanh khoản.
Trước đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ vào khoảng 11-12% cho cả năm 2023, thấp hơn mức mục tiêu 15,5-16% của năm 2022 do: Thứ nhất là, nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm; Thứ hai là, quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.
Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục chậm lại và đạt 11-12% trong năm 2023. Nguyên nhân thứ nhất là do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và lãi suất tăng.
Nguyên nhân thứ hai khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại, theo báo cáo, là do lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao, do mức tăng tiền lương 20,8% (có hiệu lực từ tháng 7/2023) và sự gia tăng ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng.
Căng thẳng thanh khoản cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng. Vào cuối quý 3/2022, các ngân hàng thương mại đều ghi nhận tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động vốn (LDR) tăng mạnh, một số ngân hàng đã gần chạm ngưỡng quy định (85%).
Phương Thảo
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|