Đối với 4 ngân hàng quốc doanh có vốn Nhà nước, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank đã tiết lộ mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng ít nhất 10%. Vietcombank cũng đề ra các nhiệm vụ như tổng tài sản tăng ít nhất 8%, tăng trưởng tín dụng ít nhất 12%, nằm trong hạn mức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, nợ xấu dưới 1,5%.
Hình minh họa. |
Trong khi đó, BIDV và VietinBank dù chưa công bố mục tiêu lợi nhuận năm 2024, tuy nhiên khó có thể thấp hơn mức đạt được trong năm 2023.
Với BIDV, lợi nhuận trước thuế khối ngân hàng riêng lẻ của ngân hàng này đạt được trong năm 2023 là 26.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 27.400 tỷ đồng.
Với VietinBank, lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2023 đạt 20.133 tỷ đồng, đứng thứ 4 toàn ngành.
Tại Agribank, lợi nhuận trước thuế của Agribank năm 2023 đạt 25.300, tăng 14,5 so với năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng trước đó.
Ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, tại MB, ngân hàng có lợi nhuận cao thứ ba toàn ngành trong năm 2023 cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10% trong năm 2024, lên mức 28.800 tỷ đồng.
Ông Lưu Hoài Sơn, Giám đốc Ban Kế hoạch và Marketing MB cho biết, năm 2024, Ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao hơn mức 16% được NHNN giao. Trên cơ sở này, lợi nhuận trước thuế tăng 10% so với năm trước.
ACB cũng dự kiến lợi nhuận năm 2024 đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước; tổng tài sản đến cuối năm 2024 tăng 12%, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 11%, đạt 593.779 tỷ đồng.
Tại Hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2023 và mục tiêu đề ra cho năm 2024, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho hay, trong mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021-2025, lợi nhuận năm 2025 dự kiến đạt trên 20.000 tỷ đồng. Năm 2024, Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trên 20% so với năm 2023; tín dụng năm nay được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 20%, phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN…
Về tính khả thi của mục tiêu kế hoạch, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB, ông Lưu Trung Thái cho biết chia sẻ, những mục tiêu mà Ngân hàng đề ra là phù hợp với tình hình kinh tế năm 2024, khi khó khăn vẫn hiện hữu.
Theo ông Thái, tăng trưởng của MB năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng dựa trên 3 động lực tăng trưởng lớn.
Một là, động lực bán lẻ. Nếu nhìn ở bên trong, MB đang có nhiều điều kiện thuận lợi để giúp chiến lược tăng trưởng này. Hiện tại, MB có hơn 26 triệu khách hàng, dự kiến năm 2024 sẽ có 30 triệu khách hàng. Bên cạnh đó, dư nợ bán lẻ và dư nợ cho vay khách hàng siêu nhỏ đang chiếm 51% tổng cơ cấu nợ của MB và tốc độ tăng trưởng vẫn đang rất tốt. Đây là động lực giúp MB tăng trưởng rất tốt trong mấy năm vừa qua.
“Với bối cảnh năm 2024 khi các tổ chức tín dụng bước vào chu kỳ kinh tế mới, tức mặt bằng lãi suất cho vay giảm, thì lợi thế tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và chi phí vốn sẽ giúp MB có điều kiện tốt để đưa đến khách hàng các khoản vay với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cao trong tương lai”, lãnh đạo MB cho biết.
Hai là, động lực chuyển đổi số. Những năm qua, MB đầu tư rất lớn cho chuyển đổi số, đang có kết nối với hệ sinh thái khách hàng trên khắp các nền tảng, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Nhờ chuyển đổi số, số lượng giao dịch của MB tăng trưởng rất cao, nhưng chi phí vận hành và chi phí cho nhân sự giao dịch này lại giữ nguyên.
Ba là, sự hợp lực của Tập đoàn MB. Hệ sinh thái của MB là tập đoàn tài chính có đầy đủ các dịch vụ tài chính, từ chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…, tạo ra động lực nội sinh đầy đủ và lớn nhất ngành tài chính - ngân hàng. Điều này đã thể hiện kết quả rõ ràng qua sự tăng trưởng của từng thành viên.
Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB chia sẻ, với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn đối với nhiều thị trường như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp..., kinh tế năm 2024 có thể phục hồi. ACB kỳ vọng, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ sớm phục hồi. Trên cơ sở đó, ACB cũng kỳ vọng, năm 2024, cầu tín dụng sẽ tăng trên nền lãi suất thấp.
Tuy nhiên, bài toán khó nhất với nền kinh tế và ngành ngân hàng là nợ xấu. Hiện tại, việc xử lý ngân hàng yếu kém không dễ và đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro. Nếu nợ xấu căng dẫn đến hiện tượng domino, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn.
NHNN hút ròng 100.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong 7 phiên, tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt Ngày 19/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút thêm 10.000 tỷ đồng khỏi hệ thống thông qua công cụ tín phiếu, theo đó ... |
Cổ đông nhiều ngân hàng sắp được nhận cổ tức bằng tiền mặt Mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) sắp tới, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch kinh doanh 2024 và phương án phân phối lợi nhuận ... |
Thùy Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|