Cụ thể, Vietcombank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ mức 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế còn lại năm 2019, 2020 (sau trích lập các quỹ và cổ tức).
NHNN cũng đã có văn bản chấp thuận cho LPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385,3 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022. Trước đó, phương án tăng vốn thông qua việc phát hành thêm 1.138,5 triệu cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 của LPBank thông qua. Trong đó, 328,5 triệu cổ phiếu phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 19%; 500 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
LPBank hiện có vốn điều lệ 17.291 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên mức 28.676 tỷ đồng.
Với HDBank, NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 3.772 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ HDBank thông qua.
Theo đó phương án tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tương ứng phát hành hơn 377 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Năm nay ngân hàng cũng còn kế hoạch phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiễu, giúp tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành ESOP, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 25.303 tỷ đồng lên 29.076 tỷ đồng, tương đương tăng 16%. Với số vốn tăng thêm, ngân hàng sẽ dùng 3.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn, phần còn lại sẽ bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động của ngân hàng.
HĐQT Techcombank vừa qua cũng đã thông qua việc tăng vốn điều điều lệ thông qua phát hành hơn 5,27 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua. Dự kiến sau đợt phát hành ESOP này, Techcombank sẽ thu về hơn 52 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên hơn 35.225 tỷ đồng.
Ngày 12/6/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản xác nhận tài liệu báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu (phát hành 94,1 triệu cổ phiếu với giá trị phát hành gần 941 tỷ đồng) để chia cổ tức 10% cho cổ đông của ABBank. Như vậy, đợt phát hành cổ phiếu chia cổ tức 10% của ABBank đã hoàn tất, vốn điều lệ của ABBank tăng từ 9.409,5 tỷ đồng lên trên 10.350 tỷ đồng.
Ngày 15/6/2023 NHNN đã có công văn chấp thuận cho Ngân hàng SHB tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.971,6 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ SHB thông qua, bao gồm 2 hình thức: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 18% từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ năm 2022 và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Tương tự, SeaBank cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.500 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tối đa 2.952 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu tối đa 1.182 tỷ đồng.
TPBank được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.199 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng khác như VPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên hơn 79.339 tỷ đồng; MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 9.000 tỷ đồng, lên 54.363 tỷ đồng; NCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên gần 11.802 tỷ đồng, ACB dự kiến tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng,...
Theo số liệu từ NHNN, tính đến cuối quý I/2023, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 877.961 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đạt 190.433 tỷ đồng, khối ngân hàng tương mại cổ phần đạt 469,552 tỷ đồng.
Vốn điều lệ là một cấu phần chủ yếu để tính toán hệ số an toàn vốn và xếp hạng các ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thời gian tới là cần thiết giúp các ngân hàng phát triển lành mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng chống chịu trong một nền kinh tế đầy biến động.
“Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông”, đại diện SHB cho biết sau khi được NHNN chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Q.L
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|