Xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục: Cơ hội cho Việt Nam sáng cửa | |
Xuất khẩu phân bón tăng kỷ lục, nhiều doanh nghiệp sớm vượt chỉ tiêu lợi nhuận | |
Thị trường cao su biến động mạnh trong quý II/2022 |
Cái tên đầu tiên trong nhóm duy trì lãi cao là Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, Mã: NSC) với doanh thu thuần quý II đạt 567 tỷ đồng, tăng 7%. Lợi nhuận sau thuế đạt 85,7 tỷ đồng, tăng 32% so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt 894 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận trước thuế đạt 136,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 25% lên 123,2 tỷ đồng.
Năm nay, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 2.150 tỷ đồng và lãi trước thuế 300 tỷ đồng. Sau nửa đầu năm, Vinaseed thực hiện gần 42% chỉ tiêu doanh thu và gần 46% kế hoạch lợi nhuận năm.
Nguồn ảnh: Internet |
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra hồi cuối tháng 4, bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Vinaseed, cho biết mặc dù xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng tới an ninh lương thực thế giới, dự báo hàng triệu người thiếu đói.
Tuy nhiên, thực tế Vinaseed không được hưởng lợi vì giá xuất khẩu chỉ tăng khoảng 5% trong khi giá đầu vào như chi phí nguyên liệu, logistic, phân bón tăng rất cao, người tiêu dùng vẫn có nhiều lựa chọn từ nguồn cung lương thực các nước khác với giá thấp.
Trong khi đó, dù ghi nhận doanh thu tăng mạnh nhưng cả CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) và CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, Mã: AGM) đều ghi nhận thua lỗ do chi phí bào mòn lợi nhuận.
Cụ thể, trong kỳ Lộc Trời ghi nhận doanh thu tăng 30% lên 3.547 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,8% xuống 10,5%. Các khoản chi phí đều tăng cao như chi phí tài chính gấp đôi lên 116 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá, chi phí bán hàng tăng 31% lên 239 tỷ đồng dochi phí vận chuyển và xuất khẩu tăng, chi phí quản lý tăng 17% lên 88 tỷ đồng. Kết quả, công ty lỗ sau thuế 46,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 47,3 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần gần 5.893 tỷ đồng, tăng hơn 15% nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 138 tỷ đồng, giảm gần 40% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, Lộc Trời đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty mới thực hiện được 34,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Còn Angimex cũng ghi nhận mức lỗ ròng 10 tỷ quý II và 3 tỷ 6 tháng đầu năm 2022, chủ yếu do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Theo giải trình của Angimex, trong quý II, công ty tiếp tục đẩy mạnh bán hàng xuất khẩu, ký kết các hợp đồng mới và tăng lượng tiêu thụ cung ứng xuất khẩu giúp doanh thu thuần gấp đôi cùng kỳ, lên gần 1.362 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí bán hàng, logistic tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đồng thời, trong quý II, công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 27,5 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho Angimex lỗ ròng gần 10 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 2.381 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ, trong đó, chiếm chủ yếu là doanh thu bán hàng lương thực với hơn 1.988 tỷ đồng, gấp 2,8 lần và có thêm khoản doanh thu dịch vụ CNC (đầu năm không có).
So với mục tiêu doanh thu hợp nhất khoảng 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng năm nay; Angimex đã thực hiện được gần 60% chỉ tiêu doanh thu và chưa đến 3% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Với CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR), mặc dù doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt 765 tỷ đồng, giảm 3,4% so cùng kỳ nhưng giá vốn giảm hơn 6% giúp lợi nhuận gộp tăng 31%, đạt 89 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản chi phí, TAR báo lợi nhuận sau thuế quý II đạt 24 tỷ đồng, tăng hơn 41% so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc TAR, cho biết sự tăng trưởng này chủ yếu do trong kỳ chi phí nguyên vật liệu sản xuất có giá thành tốt mang lại lợi nhuận gộp cao hơn so với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm, công ty có doanh thu 1.723 tỷ đồng, tăng 40% và lợi nhuận sau thuế 50,6 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ. Sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện được 49% kế hoạch về doanh thu và 47% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm.
Thu Uyên (Tổng hợp)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|