Nhiều công ty chứng khoán "ôm" trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết

(Banker.vn) Thời điểm hiện tại, khá nhiều các công ty chứng khoán đang đầu tư giá trị lớn vào trái phiếu doanh nghiệp, quy mô có thể lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.

Tại Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), tính đến ngày 30/6/2023, công ty này nắm giữ 13.460 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 86% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là trái phiếu chưa niêm yết với tổng trị giá là 12.570 tỷ đồng, chiếm hơn 38% tổng tài sản của TCBS.

Nhiều công ty chứng khoán
Ảnh minh họa

Còn tại chứng khoán VPBank (VPBankS), con số này là 53%. Cụ thể, cuối tháng 6/2023, VPBanks ghi nhận 10.081 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng 39% so với cuối 2022.

Ở Chứng khoán VPS, lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đến cuối tháng 6 năm nay cũng tăng lên 1.701 tỷ đồng.

Tại một số công ty khác, lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhưng xu hướng giảm dần. Như Chứng khoán SSI, đến cuối tháng 6/2023, công ty này còn 9.897 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm.

Còn tại VNDirect, chiếm tỉ trọng lớn nhất tại danh mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) vẫn là trái phiếu doanh nghiệp với 10.245 tỷ đồng, giảm 3% so với cuối 2022. Giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chiếm hơn 24% tổng tài sản của VNDirect.

Tính đến hết quý 2, Chứng khoán VIX cũng ghi nhận 1.147 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết, giảm 35% so với cuối năm ngoái.

Với ước tính khoảng 113.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý 2 tới quý 4 năm 2023 có nguy cơ không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán, VIS Rating chỉ ra các rủi ro mà công ty tài chính phải đối mặt.

Theo đó, nguy cơ rủi ro đối với chất lượng tài sản của các định chế tài chính có xu hướng tăng lên do trái phiếu và/hoặc tổ chức phát hành có nguy cơ không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán, ảnh hưởng đến các khoản cấp tín dụng trực tiếp và giá trị tài sản đảm bảo mà các định chế tài chính này đang nắm giữ.

Ngoài rủi ro trực tiếp về tài sản, VIS Rating còn cho rằng các công ty sẽ phải đối mặt với việc các nhà đầu tư cá nhân yêu cầu mua lại các trái phiếu doanh nghiệp mà công ty chứng khoán đã phân phối.

Tuy nhiên, Công ty chứng khoán VNDirect vẫn tin tưởng vào sự tăng trưởng dài hạn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Tại cuối năm 2022, tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên GDP tại Việt Nam đạt khoảng 140%, tương tự như Thái Lan và Malaysia.

Với điều kiện tăng trưởng tín dụng và GDP sẽ có thể lần lượt đạt được 13% và 6%/năm trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trên đà đạt tỷ lệ tín dụng trên GDP là 180% trong 3-4 năm nữa, tương đương với mức của Trung Quốc hiện nay, hàm ý chúng ta đang tiến đến điểm bão hòa.

VNDirect cho rằng, điều này sẽ hạn chế tăng trưởng dư nợ tín dụng và có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn thông qua các kênh truyền thống như vay ngân hàng. Do đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng hơn cho các doanh nghiệp.

OCB phát hành lô trái phiếu thứ 6 trong năm để huy động thêm 2.000 tỷ đồng

Mới đây, ngày 28/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX) đã công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng ...

Becamex TDC thua lỗ kỷ lục, khó thu xếp dòng tiền trả lãi trái phiếu

Trước ngày công bố khoản lỗ bán niên kỷ lục 321 tỷ đồng, Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Becamex TDC, ...

Ngân hàng OCB chi 3.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, HOSE: OCB) đã có báo cáo ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục