Nhập khẩu của EU từ Nga giảm với tốc độ "chưa từng có"

(Banker.vn) Sự sụt giảm thương mại giữa Nga và EU trong năm qua là một trong những dấu hiệu chính cho thấy các đòn trừng phạt đối với Moscow đã thành công.
Ukraine cầu xin EU viện trợ lượng đạn pháo khủng hàng tháng IMF: Nền kinh tế Nga sẽ bị thu hẹp ít nhất 7% trong trung hạn

Theo ông Borrell, nhập khẩu của EU từ Nga đã giảm 58% vào năm 2022, điều mà ông gọi là “sự tách rời chưa từng có”.

“Phong trào này đang ngày càng gia tăng: nhập khẩu giảm trên 75% trong quý đầu tiên của năm 2023, và mức giảm thậm chí còn lớn hơn đối với hàng hóa năng lượng, ở mức âm 80%”, ông nhận định.

nhap khau cua eu tu nga giam voi toc do chua tung co hinh 1
Theo truyền thống, châu Âu là khách hàng tiềm năng nhập khẩu số lượng lớn nhiên liệu từ Nga. Ảnh: RT.

Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa của EU sang Nga năm ngoái cũng giảm 52% so với mức trung bình hàng năm trước năm 2022.

Trong vòng một năm, các lệnh trừng phạt đã hạn chế đáng kể các lựa chọn của Moscow, gây căng thẳng tài chính, khiến nước này bị loại khỏi các thị trường trọng điểm và làm suy giảm đáng kể năng lực công nghiệp và công nghệ của Nga.

Trong khi đó, khó tiếp cận với công nghệ mới và sự rút lui của các công ty nước ngoài “sẽ cản trở tăng trưởng đầu tư và năng suất trong nhiều năm".

“Theo báo cáo mới nhất của OECD, GDP của Nga được dự đoán sẽ giảm tới 2,5%... Tóm lại: Quyết định tấn công Ukraine của Nga rõ ràng đã đẩy nền kinh tế nước này đến chỗ bị cô lập và suy thoái”, ông Josep Borrell nhận định.

Ở chiều ngược lại, cả dữ liệu kinh tế và dự đoán của các chuyên gia lại vẽ nên một bức tranh khác. Bất chấp các lệnh trừng phạt, thương mại năng lượng và phi năng lượng của quốc gia này vẫn gia tăng mạnh mẽ nhờ những nỗ lực thành công của Moscow trong việc định hướng lại từ thị trường phương Tây sang phương Đông.

Chẳng hạn, theo dữ liệu từ hải quan Trung Quốc, tính đến cuối năm 2022, Nga đã trở thành quốc gia đứng đầu châu Âu về xuất khẩu sang Trung Quốc, thứ tư về nhập khẩu và thứ hai về kim ngạch thương mại. Trong những tháng gần đây, Nga cũng đã trở thành nước xuất khẩu dầu lớn nhất sang cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới, Nga đã lọt vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2022 dựa trên sức mua tương đương, vượt xa nền kinh tế lớn nhất EU là Đức.

Cả Ngân hàng Thế giới và IMF gần đây đều nâng dự báo về nền kinh tế Nga, cho rằng GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh thương mại và sản xuất công nghiệp mạnh mẽ cũng như doanh thu từ năng lượng cao hơn dự kiến. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong tuần này rằng nền kinh tế nước này dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2,5% vào cuối năm nay, phục hồi hoàn toàn sau đợt suy giảm năm ngoái.

Ngược lại, Khu vực đồng tiền chung châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái vào đầu năm nay sau khi giá năng lượng tăng vọt do lượng khí đốt từ Nga, quốc gia từng là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của khu vực này, giảm sút.

Bất chấp những nỗ lực của mình, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã không thể đưa lạm phát trong khu vực về mức mục tiêu và đưa nền kinh tế theo hướng tăng trưởng. Theo dự báo gần đây của ECB, tăng trưởng GDP của Eurozone dự kiến sẽ giảm xuống 0,9% vào cuối năm nay từ mức 3,5% vào năm 2022.

www.congluan.vn

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục