Nhận định chứng khoán tuần từ 22-26/7: Thị trường có thể tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán trong nước có một tuần giao dịch không tích cực. Sức ép bán lấn át sức mua nên động lực tăng không lớn.
Chứng khoán tuần từ 24-28/6: Áp lực bán gia tăng mạnh khiến VN-Index giảm khá sâu Nhận định chứng khoán tuần từ 1-5/7: Hồi phục tích cực, VN-Index lấy lại các mốc kháng cự quan trọng Nhận định chứng khoán tuần 8-14/7: Thị trường vào vùng tích lũy trong biên độ hẹp

Thị trường chứng khoán trong nước tuần 15/7 – 19/7 diễn biến giằng co trong xu hướng điều chỉnh giảm. Áp lực bán gia tăng và chiếm ưu thế nhiều hơn so với lực mua nên sắc đỏ trên diện rộng. Trải qua 2 phiên đầu tuần có phần yên bình, lực bán gia tăng trong phiên giao dịch thứ ba và phiên cuối tuần.

Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 1,25% so với tuần trước, về mức 1.264 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 11,61% so với tuần trước, thể hiện áp lực bán mạnh ở nhiều mã, cũng như gia tăng đột biến ở các mã ngân hàng.

Chứng khoán tuần từ 15-21/4:
Nhận định chứng khoán tuần từ 22-26/7: Sức ép bán lấn át sức mua nên động lực tăng không lớn

Thanh khoản trên sàn HOSE tuần này giảm mạnh so với tuần trước đó khi khối lượng khớp lệnh tăng 11,6%; tổng giá trị nhích nhẹ lên mức 97.623 tỷ đồng.

Cũng trong tuần qua, các nhóm ngành có sự phân hóa, nhưng số ngành giảm điểm chiếm ưu thế. Dẫn đầu đà tăng là nhóm ngân hàng, sau đó sự tích cực cũng xuất hiện ở một số mã của một số ngành nhưng không mạnh. Trong khi đó, cổ phiếu nhiều ngành khác điều chỉnh giảm khá sâu, điển hình là nhóm chứng khoán, tiếp đến là du lịch, giải trí, bất động sản…

Theo đó, nhóm ngành ngân hàng dẫn đầu đà tăng và đóng góp lớn nhất cho chiều tăng của thị trường, với nhiều mã nổi trội như: MBB (+10,43%), ACB (+4,58%), TPB (+2,51%), LPB (+3,04%), CTG (+4,37%), NAB (+8,57%), BVB (+12,9%), MSB (+3,46%)... Tuy vậy, nhìn về mức tăng, mức này vẫn chưa đủ lực để kéo đà tăng cho chỉ số chung.

Mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến khá nổi bật trong tuần qua, tuy nhiên, VN-Index vẫn có tuần giao dich khá tiêu cực với áp lực bán mạnh ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ. Rất nhiều mã/nhóm mã chịu áp lực bán mạnh, nhất là đối với các mã có thông tin kết quả kinh doanh quý II/2024 không như kỳ vọng.

Trong tuần qua, còn có nhiều ngành khác chứng kiến sự đi xuống cửa nhiều mã ngành. Cụ thể, nhóm ngành du lịch và giải trí với HVN (-24,09%), DAH (-3,88%), ACV (-9,85%), TCT (-3,85%), NAS (-4%)...

Trong khi cổ phiếu nhóm ngành cao su giảm điểm ở mức vừa phải với GVR (-8,97%), PHR (-5,22%), DPR (-4,39%)... thì đa số cổ phiếu ngành bất động sản có một tuần giao dịch tiêu cực, cụ thể là NVL (-10,19%), DIG (-10,86%), CEO (-5,68%), PDR (-13,12%), NTL (-5,52%), HDC (-6,14%), HQC (-8,62%).

Trong ngắn hạn, xu hướng VN-Index trở nên kém tích cực khi không giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.275 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên gần nhất, dẫn đến chịu áp lực bán mạnh về vùng hỗ trợ quanh 1.255 điểm mới phục hồi nhẹ.

Dù vậy, dưới góc nhìn kỹ thuật, ngưỡng hỗ trợ mạnh ngắn hạn quanh 1.250 điểm vẫn chưa bị vi phạm và cầu đỡ tại vùng giá thấp vẫn được ghi nhận. Theo đó, xu hướng ngắn hạn vẫn được duy trì và tích luỹ trong biên độ 1.250-1.300 điểm vẫn đang tiếp diễn.

Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng với tổng giá trị hơn 720 tỷ đồng nhưng giá trị bán đã giảm đáng kể, thậm chí khối này có 2 phiên trong tuần mua ròng khá tốt trên HOSE. Trong đó, khối ngoại bán ròng -778 tỷ đồng trên HOSE.

Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến khá nổi bật trong tuần qua, tuy nhiên VN-Index vẫn có tuần giao dịch khá tiêu cực với áp lực bán mạnh ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ. Rất nhiều mã, nhóm mã chịu áp lực bán mạnh, nhất là đối với các mã có thông tin kết quả kinh doanh quý II/2024 không như kỳ vọng.

Trong ngắn hạn, SHS cho rằng, thị trường có diễn biến kém tích cực với nhiều mã, thể hiện tính chất phân hóa mạnh, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi thông tin kết quả kinh doanh để cập nhật các yếu tố cơ bản.

"Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng hợp lý. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỷ trọng mới cần đánh giá cẩn trọng dựa trên kết quả kinh doanh quý II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành" - Chứng khoán SHS khuyến nghị

Còn chuyên gia Công ty cổ phần Chứng khoán kiến thiết Việt Nam cho rằng, tín hiệu tích cực vẫn chưa xuất hiện rõ, xu hướng thị trường vẫn đang trong kênh đi ngang và có thể kéo dài trong các phiên của tuần tới. Chuyên gia khuyến nghị, mua một phần danh mục trong các phiên điều chỉnh của thị trường ở ngưỡng hỗ trợ. Vị thế mua chưa thực sự có lợi nhuận rõ ràng nên duy trì danh mục hiện tại và kiên nhẫn cho đến khi có lợi nhuận mới gia tăng thêm tỷ trọng.

Như vậy, thị trường chứng khoán trong nước có một tuần giao dịch không tích cực. Sức ép bán lấn át sức mua nên động lực tăng không lớn. Trong một số phiên giảm, lực cầu bắt đáy cũng xuất hiện nhưng rõ ràng còn yếu vì thế “chưa làm nên chuyện”. Thông tin về kết quả kinh doanh nhìn chung là tích cực nhưng có vẻ chưa đạt được sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Thậm chí có những ngành hé lộ kết quả kinh doanh phần lớn là tích cực lại bị bán ra mạnh hơn.

Thị trường chứng khoán tuần này dự kiến sẽ không có nhiều thông tin mới tác động lên thị trường. Do đó, dòng thông tin về kết quả kinh doanh cũng vẫn là dòng tin chủ đạo, tuy nhiên, sự kỳ vọng phản ánh vào động thái của dòng tiền thì vẫn phải chờ. Thị trường không quá xấu nhưng cảm giác thiếu động lực đủ mạnh và thực tế là tâm lý của nhà đầu tư còn rất thận trọng.

Dự báo tuần này chuyên gia của công ty chứng khoán ASEAN lưu ý: “Nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc giải ngân nếu thị trường có diễn biến gia tăng hoảng loạn, chú ý tập trung vào các cơ hội cổ phiếu đã chiết khấu và có kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý II tích cực nhưng chưa có diễn biến tăng với vùng mua hợp lý 1.260 1.265 điểm”.

*Những nhận định mang tính tham khảo

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục