Nhận định chứng khoán phiên 7/3: Giằng co, tích lũy hướng tới vùng 1.280

(Banker.vn) Nhận định về thị trường chứng khoán ngày 7/3, TPS cho rằng hiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện những phiên giằng co với trạng thái gần như đi ngang để tích lũy cho đà tăng mới lên vùng kháng cự mạnh tiếp theo là 1.280-1.290 điểm.

Sau trạng thái giằng co trên mức tham chiếu trong nửa đầu phiên sáng, chỉ số diễn biến khá tiêu cực ở phiên chiều khi lực phe bán chiếm ưu thế mạnh hơn phe mua. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,25 điểm, tương ứng 0,57%, về mức 1.262,73 điểm; HNX-Index giảm 1,9 điểm, tương ứng 0,8% về mức 235,45 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 303 mã tăng và 481 mã giảm. Sắc đỏ chiếm phần lớn trong rổ VN30-Index với 8 mã tăng, 18 mã giảm và 4 mã tham chiếu.

Thị trường ghi nhận sự cố kẹt lệnh vào phiên chiều. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị đạt gần 25.000 tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 107 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 2,200 ngàn tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán phiên 7/3: Giằng co, tích lũy hướng tới vùng 1.280

Về mức độ ảnh hưởng, GVR, VPB, VNM, VHM, FPT, HPG, VRE, CTG và MWG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, SAB, GAS, TCB và MSN là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 2,6 điểm

tăng. Ngành thiết bị điện có mức giảm mạnh nhất thị trường với -2,14% chủ yếu đến từ mã GEX (-2,98%), RAL (-1,26%) và PAC (-2,71%). Theo sau là ngành xây dựng và ngành bán lẻ với mức giảm lần lượt là 2,09% và 2,05%. Ở chiều ngược lại, ngành chế biến thủy sản là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 0,57% chủ yếu đến từ các mã VHC (+1,64%), FMC (+0,1%) và ABT (+4,12%).

Khối ngoại ghi nhận lực mua trở lại vào phiên chiều, thu hẹp giá trị bán từ hơn 300 tỷ còn 112 tỷ, tập trung bán các mã VHM, VIX, FUEVFVND.

Nhận định chứng khoán phiên 7/3

Tiếp tục xuất hiện những phiên giằng co: Theo quan điểm của Chứng khoán Tiên Phong (TPS), tâm lý thị trường chịu ảnh hưởng bởi sự cố kẹt lệnh trong phiên hôm nay nên điểm số và thanh khoản có thể chưa phản ánh đầy đủ diễn biến giao dịch của nhà đầu tư. Do đó, việc theo dõi sát sự biến động của chỉ số trong phiên sáng mai là khá quan trọng để đưa ra nhận định về xu hướng thị trường.

Công ty chứng khoán cho rằng xu hướng chạm đáy của mặt bằng lãi suất vẫn là yếu tố tích cực hỗ trợ cho đà đi lên của thị trường trong khoảng 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chỉ số có thể sẽ chịu tác động từ việc chốt lời của nhà đầu tư sau thời gian thị trường có sự tăng trưởng tích cực từ đầu năm tới nay.

Nhiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện những phiên giằng co với trạng thái gần như đi ngang để tích lũy cho đà tăng mới lên vùng kháng cự mạnh tiếp theo là 1.280-1.290 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số hiện đang nằm tại 1.240-1.250 điểm. Dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển luân phiên giữa các ngành và các phân khúc vốn hóa lớn đến vừa và nhỏ.

Rung lắc sẽ mạnh hơn: Phân tích từ Chứng khoán BSC, VN-Index gặp phải áp lực chốt lời khi tiếp cận ngưỡng 1.280. Sau khi giảm xuống vùng 1.255 – 1.260, chỉ số đã bật tăng trở lại và đóng cửa tại mốc 1.262,73 điểm, giảm hơn 7 điểm so với hôm qua.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành Xây dựng và vật liệu dẫn đầu đà giảm, theo sau là ngành Bán lẻ,…

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Thị trường đã bắt đầu rung lắc khi tiến về ngưỡng 1.280. Trong những phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục trở lại ngưỡng kháng cự này và sự rung lắc sẽ mạnh hơn khi chỉ số giao dịch trong vùng 1.280 – 1.300.

VN-Index rung lắc mạnh trong ngắn hạn: Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhìn dưới quan điểm kỹ thuật, VN Index kết phiên hình thành nến Spinning stop, đồng thời ghi nhận phiên giao dịch biến động mạnh với biên độ hơn 21 điểm và thanh khoản bán chủ động gia tăng mạnh.

VCBS Ở khung đồ thị ngày, các chỉ báo về xu hướng như CMF, DI+ và ADX vẫn đang ở vùng cao, cùng với việc MACD mới chỉ tạo 1 đỉnh cho thấy VN Index vẫn đang trong nhịp tăng điểm trung hạn và việc thị trường xảy ra điều chỉnh, rung lắc là cần thiết để VN Index tiếp tục hướng lên các vùng đỉnh cao.

Ở khung đồ thị giờ, sau khi hình thành phân kỳ âm, MACD và RSI đều hướng xuống, cùng với việc ADX và DI+ đang có xu hướng xuống dưới 25 cho thấy xác suất VN-Index rung lắc mạnh trong ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm trạng bình tĩnh và cân nhắc chốt lời từng phần đối với cổ phiếu cho dấu hiệu hụt hơi và đà tăng điểm yếu dần, đồng thời tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi những phiên điều chỉnh với biên độ rộng hơn giải ngân cố phiếu cho dấu hiệu thu hút dòng tiền ổn định thuộc nhóm ngành bán lẻ, ngân hàng, chứng khoán.

Dòng tiền cá mập liên tục "chốt lời", HQC "tỏa sáng" rực rỡ trước "biển đỏ"

Trước áp lực bán tháo của dòng tiền cá mập, VN-Index đã "mất điểm", rơi xuống vùng 1.260 điểm; trong khi đó, cổ phiếu HQC ...

Khối ngoại "tiếp đà" bán ròng trên HOSE, nhóm midcaps được mạnh tay "bơm tiền"

Kết thúc ngày giao dịch 06/03, khối ngoại bán ròng trên HOSE phiên thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, một loạt midcaps được nhóm ...

SCIC muốn "bơm" hàng trăm tỷ đồng để nâng sở hữu lên 521 triệu cổ phiếu MBB

Tính tới thời điểm hiện tại, SCIC đang nắm giữ hơn 491,4 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,42% tại nhà ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục