Nhận định chứng khoán phiên 27/3: Kỳ vọng vượt cản cứng 1.300 điểm |
Sắc xanh tiếp tục duy trì sang phiên thứ 2 ở hầu hết các chỉ số mặc dù biên độ tăng không quá mạnh khi các cổ phiếu có sự phân hóa nhiều hơn. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên 27/3 tăng 0,07% tiến lên 1.283,09 điểm, chỉ số HNX-Index tăng 0,34% trong khi chỉ số Upcom-Index giảm 0,03%. Giá trị giao dịch đạt 26.080 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Chỉ số VN30-Index tăng mạnh hơn chỉ số chính khi tăng 0,2% với 13 mã tăng, 11 mã giảm và 6 mã đứng giá. GVR (-1,47%), VRE (-1,7%) là 2 mã vốn hóa lớn có mức giảm khá trong phiên hôm nay. Ngược lại, MSN (1,89%) đánh dấu phiên hồi phục đầu tiên sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Cùng chiều, MWG (4,21%) ghi nhận phiên tăng mạnh đóng cửa tại 50,700 đồng/cp. Ngoài ra, SAB (1,05%), SSI (1,32%), VJC (1,08%) cũng hồi phục khá tích cực
Dòng tiền tham gia mạnh ở các mã như NVL (1,4%), HSG (2,55%), DIG (2,5%), DXG (2,27%) khi đây cũng là các mã có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 12 liên tiếp với giá trị 1949 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong đó tập trung chủ yếu tại MSN (1078 tỷ), VIX (178 tỷ), VHM (135 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, VSC (46 tỷ), HSG (33 tỷ), MWG (30 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.
Điều duy nhất VN-Index đang thiếu đó là một phiên bùng nổ về mặt thanh khoản |
VN-Index thiếu một phiên bùng nổ về thanh khoản: Nhận định từ Chứng khoán Tiên Phong (TPS), thanh khoản tiếp tục giảm làm cho sự cố gắng của nhóm mua vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Phiên hôm nay đánh dấu lực mua tốt ở trong buổi chiều và một lần nữa VN-Index lại kiểm nghiệm ngưỡng kháng cự 1.280 diểm thành công.
Điều duy nhất VN-Index đang thiếu đó là một phiên bùng nổ về mặt thanh khoản. Hướng của phiên bùng nổ này (tăng hoặc giảm) sẽ tác động mạnh mẽ đến xu hướng trong ngắn và trung hạn của VN-Index.
Tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp: Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ quay trở lại mức 1,291 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn. Điểm tiêu cực hiện nay là thanh khoản đang suy yếu cho thấy nhà đầu tư thận trọng trở lại, nhưng dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút ra và luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và mua mới ở nhịp điều chỉnh.
Không phải thời điểm để mua và nắm giữ dài hạn: Theo Chứng khoán DSC, độ rộng thị trường, dòng tiền đổ bộ mạnh ở nhóm Midcap, ghi nhận tín hiệu bứt phá tại nhóm Thép, nhóm Đầu tư công, nhóm Đường. Diễn biến điều chỉnh ở các nhóm còn lại đa phần chịu áp lực thanh khoản thấp, trong biên độ an toàn.
Tổng quan, DSC bảo lưu nhận định đây là vùng tăng điểm mất cân bằng, ngay cả khi có tín hiệu vượt cản 1280 điểm. Không phải thời điểm để mua và nắm giữ dài hạn. Ngưỡng 1240 điểm là vùng quản trị rủi ro cho các vị thế trung hạn; ngưỡng 1260 điểm là ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn.
DSC khuyến nghị "ĐÁNH NGẮN" – Nhà đầu tư hành động chậm, giải ngân "cuốn chiếu" - luôn phải có một lượng hàng có sẵn để sẵn sàng hành động quản trị. Giữ tỷ trọng trung bình.
Gặp khó khăn quanh vùng điểm 1.290 - 1.300: Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhìn dưới góc độ kỹ thuật, VN-Index ghi nhận phiên điều chỉnh giảm điểm nhẹ với thanh khoản thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo CMF hướng xuống cùng với việc RSI liên tục hình thành các đỉnh nhỏ cho thấy dòng tiền mua chủ động chưa đủ thuyết phục để giúp cho VN-Index vượt lên trên khu vực kháng cự trung hạn 1290. Bên cạnh đó, chỉ đường ADX vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm cho thấy trong ngắn hạn thị trường sẽ gặp khó khăn quanh vùng điểm 1.290 - 1.300.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI đang suy yếu dần và xác suất MACD hình thành phân kỳ âm vẫn đang bỏ ngỏ và cần được tính đến khi áp lực bán liên tục xuất hiện mỗi khi VN-Index tiếp cận khu vực 1290.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời từng một phần đối với những cổ phiếu đang có dấu hiệu suy yếu và đã có nhịp tăng điểm tốt trong thời gian vừa qua, chỉ duy trì tỉ trọng đối với những cổ phiếu đã có mức chiết khấu tốt sau nhịp điều chỉnh và có tín hiệu thu hút dòng tiền thuộc các nhóm ngành như bán lẻ, xây dựng. VN-Index vẫn đang trong nhịp tăng trung hạn nhưng xác suất rung lắc điều chỉnh trong ngắn hạn với biên độ 10 - 20 điểm vẫn cần được tính đến.
Hưởng lợi từ 2 dự án lớn, cổ phiếu Nam Mê Kông (VC3) có nhịp tăng hơn 20% Công ty Chứng khoán An Bình (ABS Research) vừa có báo cáo phân tích về Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông. Trên thị ... |
Tâm thư từ "cá mập" Petri Deryng: Đây là thời gian cần sự kiên nhẫn và giữ một cái đầu lạnh Trong bức thư gửi tới nhà đầu tư chứng khoán ngày 26/3, ông Petri Deryng - Giám đốc PYN Elite Fund đã có những chia ... |
Mở bán dự án mới trong năm 2024, Tập đoàn Đất Xanh dự thu về bao nhiêu tiền? Với các dự án được mở bán trong năm 2024, doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh được dự báo sẽ tăng ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|