Thị trường giảm mạnh, VN-Index lùi về gần mốc hỗ trợ
Thị trường chứng khoán tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ảm đạm với phiên điều chỉnh thứ ba liên tiếp, áp lực bán bao trùm suốt cả phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index giằng co ngay dưới tham chiếu trong phần lớn thời gian, trước khi lao dốc mạnh trong những phút cuối phiên. Áp lực bán bất ngờ tăng mạnh sau 14 giờ, khiến chỉ số giảm gần 15 điểm, xuống mức thấp nhất tại 1.265,44 điểm. Lực cầu bắt đáy vào cuối phiên chỉ giúp VN-Index rút chân hơn 4 điểm, đóng cửa dưới đường trung bình MA50.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/10, VN-Index giảm 9,88 điểm (-0,77%), chốt phiên ở mức 1.269,89 điểm. Thanh khoản tăng mạnh trong những phút cuối phiên, giúp thanh khoản cả phiên duy trì mức bình quân 20 phiên giao dịch. Tổng cộng, thanh khoản trên sàn HSX đạt 732 triệu cổ phiếu (+28,27%), tương đương 19.026 tỷ đồng (+32,96%) về giá trị giao dịch.
18/21 nhóm ngành giảm điểm trong phiên hôm nay, gây áp lực lớn lên thị trường. Các nhóm ngành như bất động sản khu công nghiệp (-2,97%), nhựa (-1,89%) và thực phẩm tiêu dùng (-1,72%) chịu tác động mạnh. Ở chiều ngược lại, một số nhóm ngành ngược dòng nhẹ như cảng biển (+0,97%), phân bón (+0,31%) và bất động sản dân cư (+0,18%).
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ tám liên tiếp với tổng giá trị -138 tỷ đồng (-5,7 triệu USD). Các mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất gồm FUEVFVND (-100 tỷ đồng: -4,1 triệu USD), KDH (-69 tỷ đồng: -2,8 triệu USD) và VRE (-51 tỷ đồng: -2,1 triệu USD). Ở chiều mua ròng, khối ngoại gia tăng tỷ trọng ở các mã như MWG (+77 tỷ đồng: +3,2 triệu USD), TCB (+65 tỷ đồng: +2,6 triệu USD) và BVH (+60 tỷ đồng: +2,4 triệu USD).
Nhận định chứng khoán phiên 23/10
Chứng khoán Kiến Thiết: Chỉ số VN-Index giảm mạnh với biên độ lớn và thanh khoản tăng cao, cho thấy áp lực bán đang gia tăng và có thể kéo dài trong các phiên tới. Mức hỗ trợ tiếp theo là vùng 1.250 - 1.255 điểm. Trong bối cảnh này, quản trị rủi ro cần được ưu tiên, hạn chế mua bình quân giá xuống và cân nhắc bán từng phần cổ phiếu trong danh mục nếu vi phạm tiêu chí quản trị rủi ro.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Đà giảm đang lan rộng khi hầu hết các ngành đều ghi nhận sự sụt giảm. Điều này cho thấy những nhà đầu tư chần chừ trước đó đã bắt đầu có động thái bán ra. Nhà đầu tư có thể chờ VN-Index phản ứng tại các mức hỗ trợ 1.260 và 1.240 điểm trước khi tìm cơ hội mua mới. Đối với nhà đầu tư an toàn, chúng tôi khuyến nghị tiếp tục quan sát.
Chứng khoán Asean: Các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới đang giảm nhẹ tại vùng đỉnh, tạo ra rủi ro tiềm ẩn. Sức ép tâm lý từ thông tin quốc tế có thể khiến thị trường tiếp tục diễn biến tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng sẽ có tín hiệu phục hồi tích cực hơn trong tương lai. Nhà đầu tư cần quản trị danh mục chặt chẽ, theo dõi kỹ các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực sau khi xác nhận cân bằng.
Chứng khoán Đông Á: Vùng 1.300 điểm vẫn là kháng cự trung hạn của VN-Index, và nhịp điều chỉnh có thể tiếp diễn trong tuần này. Nhà đầu tư nên nắm giữ các cổ phiếu trong danh mục trung hạn như bất động sản, ngân hàng và khu công nghiệp, đồng thời chờ đợi xu hướng thị trường rõ ràng hơn cho các giao dịch ngắn hạn.
Chứng khoán KB Việt Nam: Áp lực phân phối xuất hiện ở vùng giá thấp đối với nhiều cổ phiếu Bluechip, và số lượng cổ phiếu giảm điểm gia tăng cho thấy rủi ro đang tăng lên. Mặc dù chưa có tín hiệu xác nhận xu hướng giảm, điều này cảnh báo về khả năng điều chỉnh sâu hơn, đặc biệt sau ba lần thất bại tại ngưỡng 1.300 điểm. Tâm lý thận trọng có thể chiếm ưu thế trong ngắn hạn, và xu hướng đi ngang sẽ đóng vai trò chủ đạo.
Chứng khoán Agribank: Trên đồ thị kỹ thuật, VN-Index đóng cửa dưới đường MA50 tại mốc 1.270 điểm sau phiên giảm sâu. Thị trường phá vỡ mô hình thu hẹp biên độ và giảm với thanh khoản tăng cao, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư và tạo đà bán trong các phiên tới. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng tiền mặt cao để linh hoạt khi thị trường vào vùng giá hấp dẫn hơn. Nếu giải ngân, ưu tiên các cổ phiếu VN30 và Bluechip với giá chiết khấu.
Chứng khoán SHS: Xu hướng ngắn hạn của VN-Index đang chuyển từ tăng trưởng sang điều chỉnh, với áp lực kiểm tra lại vùng giá 1.250 - 1.260 điểm, mức giá cao nhất năm 2023. Xu hướng trung hạn vẫn tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm và hướng đến vùng kháng cự 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Thị trường chỉ có thể vượt qua các kháng cự này khi có yếu tố hỗ trợ vĩ mô tốt.
Áp lực bán gia tăng, VN-Index rơi điểm trong phiên 22/10 VN-Index giảm gần 10 điểm trong phiên 22/10, áp lực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn kéo chỉ số xuống 1.269,89 điểm. |
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp, xả mạnh chứng chỉ quỹ FUEVFVND Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên 22/10 với giá trị 222 tỷ đồng, đánh dấu chuỗi 8 phiên xả hàng liên tiếp. Áp lực ... |
Cổ phiếu SHG tiếp tục bị hạn chế giao dịch, Sông Hồng chồng chất khó khăn HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu SHG của Tổng Công ty CP Sông Hồng do chậm nộp Báo cáo ... |
Nguyên Nam