Thị trường chứng khoán tuần qua trải qua 2 phiên đầu tuần có phần yên bình, lực bán chỉ trỗi dậy thực sự mạnh mẽ trong phiên thứ tư và phiên cuối tuần. Trái với sự tiêu cực trong tuần trước, nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong những phiên điều chỉnh. Nhóm VN30 kết tuần tăng 0,51 điểm, trong đó toàn bộ nhóm ngân hàng đóng góp mức tăng +1,51%. Áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu Midcap, đặc biệt ở nhóm bất động sản và các mã Midcap tăng nóng giai đoạn trước đó. Đóng cửa tuần giao dịch 15/7-19/7, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.264,78 điểm, giảm 15,97 điểm (-1,25%).
Thanh khoản thị trường có tuần cải thiện thứ 2 liên tiếp và tiệm cận lại mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế cả tuần giao dịch, thanh khoản bình quân trên sàn HSX đạt 755 triệu cổ phiếu (+10,4%), tương đương 19.489 tỷ đồng (+0,27%) về giá trị giao dịch.
Độ mở thị trường có 1 tuần giao dịch tương đối ảm đạm với 17/21 nhóm ngành giảm điểm. Những nhóm ngành “quốc dân” giai đoạn gần đây bỗng chốc bị quay lưng bán rất mạnh như: Công nghệ viễn thông (-11,82%), Hàng không (-10,24%), Cảng biển (-6,41%), Phân bón (- 6,12%),... Ở chiều ngược lại một vài nhóm ngành ngược dòng thị trường tiêu biểu như: Dược phẩm (+3,28%), Ngân hàng (+1,51%), Đường (+0,98%), Bán lẻ (+0,61%).
Khối ngoại giảm nhẹ đà bán ròng với giá trị giao dịch đạt -4.481 tỷ đồng. Trong đó khối ngoại có 2 phiên mua ròng liên tiếp +1,440 tỷ đồng trên sàn HSX. Tâm điểm bán ròng trong tuần qua là nhóm cổ phiếu như: MSN (-483 tỷ đồng), FPT (-376 tỷ đồng), VHM (-293 tỷ đồng),... Ở chiều mua ròng, khối ngoại giải ngân ở nhóm cổ phiếu: SBT (+448 tỷ đồng), MWG (+274 tỷ đồng), NLG (+166 tỷ đồng),...
Biến động trong vùng 1.260 - 1.280 điểm
Chứng khoán BSC
VN-Index phiên 19/7 sau khi không thể vượt qua ngưỡng 1.280 điểm đã bị lực bán đẩy xuống và đóng cửa tại mốc 1.264,78 điểm, giảm gần 10 điểm so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 16/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành Du lịch và Giải trí, Hóa chất dẫn đầu đà giảm. Ở chiều ngược lại, ngành Bán lẻ có phiên giao dịch tích cực. Khối ngoại bán ròng trên sàn HoSE và mua ròng trên sàn HNX. Trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục giao dịch trong vùng 1.260 - 1.280 điểm.
Kiểm định lại vùng 1.240 điểm.
Chứng khoán VietCap
Khả năng giảm về vùng 1.240 điểm của VN-Index đã cao hơn phiên trước đó. Mặc dù đóng cửa trên hỗ trợ 1.260 điểm nhưng đà giảm gia tăng khi chỉ số kết thúc tuần dưới MA20 và MA50 với dãi Bollinger bands có chiều hướng đi xuống. Dự báo tuần sau, VN-Index có thể kiểm định lại vùng 1.240 điểm. Tuy nhiên, lực mua quanh vùng giá thấp sẽ xuất hiện vì xu hướng trung hạn vẫn ở mức Trung tính.
Xu hướng thị trường vẫn đang trong kênh đi ngang
Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)
Áp lực bán vẫn còn đè nặng lên thị trường trong phiên giao dịch cuối tuần khiến VNIndex đóng cửa giảm điểm khá. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước và vượt mức trung bình 20 phiên (+13,5%), cho thấy mức độ rủi ro vẫn còn lớn. Tổng kết lại tuần qua, VN-Index có tuần giảm thứ 2 liên tiếp, song thanh khoản vẫn dưới mức trung bình 20 tuần (-4,83%) nên chưa thể hiện áp lực bán tháo. Mặc khác, trên biểu đồ ngày VN-Index đã 2 lần test ngưỡng hỗ trợ (1.255 - 1.257) điểm nhưng chưa thể xuyên thủng nên tín hiệu đảo chiều giảm điểm chưa được xác nhận trên cả biểu đồ ngày và tuần.
Tuy vậy, tín hiệu tích cực vẫn chưa xuất hiện đủ rõ, xu hướng thị trường vẫn đang trong kênh đi ngang và có thể kéo dài trong các phiên của tuần tới. Chúng tôi đã khuyến nghị mua một phần danh mục trong các phiên điều chỉnh của thị trường ở ngưỡng hỗ trợ nên. Vị thế mua chưa thực sự có lợi nhuận rõ ràng nên quan điểm của chúng tôi là duy trì danh mục hiện tại và kiên nhẫn cho đến khi có lợi nhuận mới gia tăng thêm tỷ trọng.
Tiếp tục trạng thái giằng co trên vùng 1.260 điểm
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Thị trường thận trọng khi áp sát vùng cản 1.280 điểm và lùi bước trở lại. Thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung vẫn đang gây sức ép cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang được hỗ trợ tại vùng MA(100), vùng 1.260 điểm. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục trạng thái giằng co trên vùng này để thăm dò cung cầu vào đầu tuần giao dịch mới.
Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần lưu ý trạng thái thận trọng và rủi ro của thị trường, do ảnh hưởng từ diễn biến bất ổn gần đây. Do vậy, nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường. Ngoài ra, cần cân nhắc những nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Tâm lý giao dịch giằng co giảm điểm vẫn tiếp tục
Chứng khoán MB (MBS)
Thị trường phái sinh đã có một phiên giao dịch cuối tuần biến động mạnh với xu hướng giảm điểm rõ rệt. Từ đỉnh xuống mức thấp nhất trong ngày, thị trường đã giảm gần 17 điểm, với quán tính tăng điểm từ phiên trước chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và sau đó xu hướng giảm điểm kéo dài đến cuối phiên. Chỉ số phái sinh đóng cửa giảm 10,61 điểm, về mức 1.297,1 với khoảng cách basis giãn khá rộng với - 5,23 điểm.
Tâm lý giao dịch giằng co giảm điểm vẫn tiếp tục diễn ra trong phiên đầu tuần, và trong phiên các nhịp biến động mạnh có khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện. Chiến lược giao dịch mua (long) tại vùng 1.280 – 1.285, cắt lỗ khi giá giảm qua 1.275 điểm; bán (short) tại vùng 1.300 – 1.305, cắt lỗ khi giá vượt qua 1.311 điểm.
Khối ngoại bán ròng 350 tỷ đồng trên HOSE, dòng tiền cá mập đột biến tại VIX Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều 19/7 khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Khối ngoại quay đầu bán ròng gần 302 tỷ đồng ... |
Chuyện ở Tân Tạo lại nóng: UBCKNN và HoSE phải chịu trách nhiệm nếu cổ phiếu ITA bị huỷ niêm yết? Tân Tạo nhấn mạnh trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, UBCKNN và ... |
Giao dịch khối ngoại tuần 15-19/7: Bán ròng nghìn tỷ trên kênh khớp lệnh Khối ngoại vẫn là điểm trừ khi duy trì đà bán ròng, song cũng xuất hiện của những phiên mua ròng đột trong tuần, qua ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|