Nhận định chứng khoán phiên 22/1: Dòng tiền suy giảm, VN-Index tìm vùng cân bằng mới

(Banker.vn) Trong giai đoạn sắp tới, nhiều khả năng thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp và thị trường sẽ tích lũy với vùng hỗ trợ hiện nay là 1.150 - 1.160 điểm...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/1, thị trường chứng khoán tiếp tục suy yếu với 140 mã tăng và 2301 mã giảm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,22% xuống vùng 1.170 điểm. Thanh khoản thị trường có chút suy yếu so với hôm qua, tương ứng 11 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, VCB và BID là 2 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm của thị trường. Đáng nói, SAB là mã giảm mạnh nhất nhóm với biến động trên 2,5%. Ngược chiều, MWG hồi phục 1,8% qua đó là mã tích cực nhất nhóm.

Nhận định chứng khoán phiên 22/1: Dòng tiền suy giảm, VN-Index tìm vùng cân bằng mới
Trong giai đoạn sắp tới, nhiều khả năng thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp

Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ diễn biến bất thường của cổ phiếu FRT. Cụ thể, chỉ trong vòng vài phút trước khi bước vào phiên ATC, cổ phiếu FRT bất ngờ xuất hiện 1 lệnh mua lớn trị giá 163 nghìn đơn vị. Tính theo mức giá trần, lệnh mua trên trị giá khoảng 173 tỷ đồng.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh đang chiếm ưu thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... có phần cải thiện với đà tăng trên 2%. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... giảm điểm với biên độ không đáng kể.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức tăng quanh 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu suy giảm đáng kể, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên chiều, sắc đỏ tiếp tục bao trùm toàn ngành. CTS là cổ phiếu tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 1%. Ngược chiều, APS đóng cửa thấp hơn phiên qua trên 1,5%.

Trong diễn biến khác, tại nhóm ngân hàng, dòng tiền có xu hướng chốt lời ngắn hạn. Ngoài VCB và BID, các mã cùng ngành như ACB, TPB, SSB cũng gặp áp lực giảm điểm với biến động trên 1%. Ngược chiều, SHB duy trì đà tăng dưới 1%, thanh khoản giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực mua tiếp tục tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 25/1, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Đáng nói, NTL là mã tăng tốt nhất phiên với mức độ trên 5%.

Nhận định chứng khoán phiên 26/1

Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp: Theo Chứng khoán Beta, xu hướng tích cực trong ngắn hạn của VN-Index vẫn đang còn hiệu lực khi đường chỉ số nằm trên các đường MA10 và MA20. Các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD và (DI+, DI-) vẫn duy trì tín hiệu tích cực, tuy nhiên sức mạnh của xu hướng tăng ngắn hạn hiện tại vẫn đang tiếp tục suy yếu khi chỉ báo MACD Histogram vẫn suy giảm giá trị và cặp (DI+, DI-) tiếp tục hội tụ. Vùng 1.150 - 1.160 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index.

Trong giai đoạn sắp tới, nhiều khả năng thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp và thị trường sẽ tích lũy với vùng hỗ trợ hiện nay là 1.150 - 1.160 điểm. Dòng tiền sẽ vẫn tiếp tục phân hóa theo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần công bố, giúp nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin quan trọng để đánh giá được tiềm năng và triển vọng của các doanh nghiệp trong năm 2024.

Nhận định chứng khoán phiên 22/1: Dòng tiền suy giảm, VN-Index tìm vùng cân bằng mới
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ tiếp tục biến động hẹp: Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên kế tiếp, nhưng thị trường có thể thu hẹp đà giảm về cuối phiên và sớm quay trở lại đà tăng. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật đang giảm về gần vùng quá bán cho thấy lực cầu có thể sớm được kích thích trở lại trong vài phiên tới, trong khi đó nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên hai nhóm cổ phiếu này có thể sẽ tiếp tục biến động hẹp trong vài phiên tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến thị trường hiện tại.

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp cận lại vùng cản cũ tại quanh 1.185: Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV đánh giá, việc thiếu nhóm cổ phiếu trụ cột nâng đỡ đã khiến diễn biến có phần nghiêng về chiều hướng điều chỉnh. Điểm tích cực là thanh khoản duy trì ở mức thấp và biên độ giảm giá vẫn tương đối hẹp cho thấy áp lực phân phối chưa lớn.

Sau 3 phiên sụt giảm từ đỉnh ngắn hạn, lực cầu bắt đáy có thể giúp chỉ số xuất hiện các nhịp hồi phục sớm. Mặc dù vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục chịu áp lực rung lắc sau đó khi tiếp cận lại vùng cản cũ tại quanh 1.185 (+-10).

Khoảng 1.160 - 1.169 sẽ là vùng cân bằng mới: Còn với Chứng khoán Asean (Asean), công ty chứng khoán này cho rằng, VN-Index sẽ vẫn tiếp tục dao động trong biên độ hẹp, điểm tích cực của phiên 25/01 là khi điểm số càng giảm, thì tốc độ gia tăng thanh khoản càng giảm, cho thấy lực cung yếu dần. Thị trường đang phản ứng giá tích cực tại vùng hỗ trợ.

Công ty chứng khoán này kỳ vọng vùng 1.160 - 1.169 là vùng cân bằng của chỉ số và thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong tuần sau. Khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, tỷ trọng cổ phiếu khuyến nghị là 80%.

Dòng tiền "bất thường" xuất hiện tại FRT, VN-Index chưa thể lấy lại sắc xanh

Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, thị trường tiếp tục trạng thái giảm điểm khi thiếu vắng nhóm cổ phiếu dẫn dắt.

Dòng tiền cá mập "nghỉ Tết sớm", cổ phiếu MWG "níu chân" chỉ số VN-Index

Diễn biến thị trường ngày 25/01, thanh khoản của dòng tiền giảm sâu về mức kém khả quan, tín hiệu "đổ vốn" vẫn chưa trở ...

Tỷ giá "lình xình" leo dốc, khối ngoại "quay xe" chốt lời toàn thị trường

Kết thúc phiên giao dịch 25/01, khối ngoại bất ngờ "quay xe" bán ròng trên toàn thị trường, tập trung trên sàn HOSE. Đáng chú ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán