Nhận diện “cá mập” trên thị trường chứng khoán phái sinh
Nhìn chung, "cá mập" trên thị trường phái sinh là những chủ thể có thể tạo ra vị thế mua hoặc bán với khối lượng giao dịch khổng lồ, đủ sức điều hướng xu hướng thị trường tại từng thời điểm.
Nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường phái sinh với tư cách riêng lẻ, sử dụng tài khoản giao dịch cá nhân. Đây là những người có nguồn vốn nhàn rỗi, thay vì gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào vàng, bất động sản, họ chọn giao dịch chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Mỗi nhà đầu tư cá nhân bị giới hạn sở hữu tối đa 5.000 hợp đồng phái sinh. Con số này khá nhỏ so với mức trung bình trên 200.000 hợp đồng mỗi phiên vào đầu năm 2024.
Các tổ chức tài chính
Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp đầu tư hoặc tổ chức tài chính thường xuyên giao dịch chứng khoán với khối lượng lớn, như quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính... Các tổ chức này có thể đến từ trong nước hoặc nước ngoài. Mỗi nhà đầu tư tổ chức được phép nắm giữ tối đa 10.000 hợp đồng phái sinh cùng lúc.
Cá mập trên thị trường phái sinh là những chủ thể có thể tạo ra vị thế mua hoặc bán với khối lượng giao dịch khổng lồ |
Nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhóm nhà đầu tư này bao gồm cả cá nhân và tổ chức có đủ điều kiện theo quy định.
Với cá nhân: Nhà đầu tư cần có chứng chỉ hành nghề chứng khoán (môi giới, phân tích tài chính hoặc quản lý quỹ) và sở hữu danh mục chứng khoán niêm yết có giá trị ít nhất 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán.
Với tổ chức: Bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức tài chính nhà nước.
Ngoài ra, công ty phải có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng hoặc là tổ chức niêm yết trên thị trường. Nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể nắm giữ tối đa 20.000 hợp đồng phái sinh.
Để đạt đến quy mô của cá mập, các nhà đầu tư này thường phải nắm giữ số lượng hợp đồng rất lớn. Thậm chí, nhiều cá mập có thể liên kết để cùng mở hoặc đóng vị thế lớn nhằm tác động đến thị trường theo ý muốn của họ.
Cách hạn chế tác động của "cá mập"
Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, các tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư của họ. Do đó, nhà đầu tư cá nhân cần đặc biệt chú ý đến những thời điểm quan trọng trên thị trường, nhất là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh.
Ngày đáo hạn là thời điểm hợp đồng phái sinh hết hiệu lực, khi tất cả các vị thế mở buộc phải đóng lại. Nhà đầu tư cá nhân nên cẩn trọng khi mở vị thế mới trong những ngày này nếu không có sự phân tích kỹ lưỡng về xu hướng thị trường.
Bên cạnh đó, đối với các vị thế đang mở, nhà đầu tư cá nhân có thể cân nhắc sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ tự động. Điều này giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại trong trường hợp các nhà đầu tư lớn có động thái bất ngờ làm thay đổi cục diện thị trường.
Khối ngoại gây áp lực lên thị trường phiên khai xuân 3/2, FPT và VNM đáng chú ý Khối ngoại phiên 3/2 bán ròng 1.464 tỷ đồng, áp lực lớn nhất đến từ FPT (-508 tỷ) và VNM (-315 tỷ). Ngược chiều, MSN ... |
Thị trường chứng khoán điều chỉnh sau kỳ nghỉ Tết, nhóm dầu khí, hóa chất ngược dòng Thị trường chứng khoán Việt Nam mở sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với phiên giảm mạnh, VN-Index mất 12,02 điểm xuống 1.253,03 điểm. ... |
Minh Đức