Tuần từ 03-07/04/2023, hai chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt đã tiếp tục tăng điểm trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành và Nghị quyết 33 của Chính phủ được ban hành. Cụ thể, VN-Index tăng 0,48% so với cuối tuần giao dịch trước, về mức 1.069,71 điểm. Cùng xu hướng, HNX-Index cũng tăng 1,98%, kết thúc tuần với 211,6 điểm.
Cùng đà với điểm số, thanh khoản trên cả 2 sàn lại đều tăng mạnh so với tuần trước. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 757 triệu cp/phiên, tăng 43,58%. Thanh khoản bình quân trên sàn HNX cũng tăng 67,92%, lên hơn 111 triệu cp/phiên.
Trong tuần, các nhà đầu tư cá nhân trông nước mua ròng 675 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 712 tỷ đồng. Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế khi diễn ra tại 11/18 nhóm ngành. Cổ phiếu xây dựng & vật liệu được mua ròng 338 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần.
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm thực phẩm & đồ uống (305 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (169 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (157 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (130 tỷ đồng), …
Giao dịch bên bán tập trung ở nhóm bất động sản và tài nguyên cơ bản với quy mô lần lượt là 410 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ nhà đầu tư cá nhân cũng được chứng kiến ở nhóm ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, truyền thông, y tế với giá trị thấp hơn.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, VCG là mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên 300 tỷ đồng, chiếm tới hơn một nửa giá trị vào ròng của dòng tiền cá nhân. Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước.
Lực mua các cá nhân cũng tìm đến STB của Sacombank với giá trị 246,9 tỷ đồng. Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến các đại diện khác của nhóm ngân hàng như VIB (81 tỷ đồng), VCB (72 tỷ đồng), BID (71 tỷ đồng), …
Danh mục giải ngân còn có sự góp mặt của các cổ phiếu thực phẩm, bán lẻ, bất động sản, dầu khí như PNJ (165 tỷ đồng), NVL (154 tỷ đồng), VNM (139 tỷ đồng), MSN (110 tỷ đồng), GAS (75 tỷ đồng), …
Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở TCB với 183 tỷ đồng. Đây có thể là động thái chốt lời ngắn hạn cổ phiếu Techcombank trong bối cảnh mã này giữ giá khá tốt bất chấp nhịp điều chỉnh vừa qua của thị trường. TCB có nhịp tăng 4,2% lên 29.550 đồng/cp và là quán quân ảnh hưởng tích cực lên đà tăng của VN-Index trong tuần qua.
Kế tiếp, cá nhân trong nước cũng bán ròng trên trăm tỷ đồng các mã HPG, VIC, VPB, KBC. Cùng chiều, các cá nhân rút ròng khỏi một số đại diện như KBC, NLG, VRE, VHM, MBB, HDB với quy mô 67 – 98 tỷ đồng.
Nhận định chứng khoán ngày 10/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 10/4/2023. Tạp ... |
Phiên giao dịch ngày 10/4/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 10/4/2023: Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng VN-Index có phiên giảm thứ hai liên tiếp cùng với khối lượng giao dịch sụt giảm xuống dưới mức bình quân 20 phiên, hàm ý ... |
Anh Khôi (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|