Thông tin từ việc hai ngân hàng của Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank “sụp đổ” đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu đỏ lửa trong phiên đầu tuần. Tại thị trường trong nước, VN-Index ổn định hơn so với diễn biến chung của thế giới, trong 3 phiên đầu tuần chỉ số thậm chí còn tăng hơn 10 điểm so với cuối tuần trước lên vùng trên 1.060. Áp lực bán tại nền giá cao sau đó đã kéo VN-Index lùi về chốt tuần tại 1.045,14, giảm nhẹ 7,84 điểm, tương đương 0,75% so với tuần trước.
Diễn biến phân hóa đã xuất hiện trong nội bộ các nhóm ngành. Tại nhóm cổ phiếu trụ cột, bộ đôi VPB, TPB ảnh hưởng tích cực đến VN-Index trong khi VCB, BID, ACB, STB và TCB đóng vai trò là lực cản. Nhìn chung, ngân hàng là nguyên nhân chính của việc VN-Index giảm điểm trong tuần khi các mã trong ngành này làm chỉ số mất 6,1 điểm.
Trong tuần vừa qua, khối ngoại giải ngân hơn 2.300 tỷ đồng, tập trung vào các mã HSG, POW, SSI, SHB, VND. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 3.002 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 2.754 tỷ đồng.
Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hẳn bên bán với 15/18 các nhóm ngành bị bán ròng.
Trong đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu bất động sản với giá trị lên tới 637 tỷ đồng. Như vậy đã có sự đảo ngược vị thế giao dịch của các cá nhân khi cổ phiếu địa ốc được mua ròng mạnh nhất trong vài tuần gần đây.
Xếp vị trí thứ 2 trong top bán ròng là cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính. Trong đó nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính có tuần giao dịch mạnh với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 15,48% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, đồng thời giá tăng.
Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm dịch vụ tài chính đang có xu hướng tăng tuy còn xa mức đỉnh cũ, tuy nhiên chỉ số dòng tiền đang tiếp tục tăng cao và đã vượt đỉnh 1 năm, cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.
Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng 359 tỷ đồng ở nhóm thực phẩm & đồ uống, trước khi rút ròng nhẹ hơn ở một số ngành như điện, nước & xăng dầu khí đốt (264 tỷ đồng), hóa chất (237 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (213 tỷ đồng), ngân hàng (181 tỷ đồng), …
Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành dầu khí dẫn đầu danh mục giải ngân với gần 62 tỷ đồng. Tương tự, nhóm hàng cá nhân & gia dụng và bán lẻ cũng được gom ròng với giá trị lần lượt là 34 tỷ và 20 tỷ đồng, …
Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện SSI của nhóm chứng khoán với 324 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.
Đồng thuận với giao dịch cổ phiếu của Chứng khoán SSI, HSG cũng bị bán ròng với giá trị 323,9 tỷ đồng. Kế đó, nhiều cổ phiếu lớn cũng nằm trong danh mục rút vốn là POW (291 tỷ đồng), SHB (215,9 tỷ đồng), VRE (189,3 tỷ đồng), VHM (181,4 tỷ đồng), NVL (155,9 tỷ đồng), MSN (116,6 tỷ đồng).
Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu vốn hóa trung bình như VND (208,2 tỷ đồng), DCM (145,4 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu STB của Sacombank vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần vừa qua.
Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 216,7 tỷ đồng cổ phiếu STB, trái ngược so với lực xả từ phía nhà đầu tư nước ngoài (357 tỷ đồng).
Cùng chiều, cổ phiếu DIG và HPG được gom ròng với giá trị lần lượt là 115,7 tỷ đồng và 111,7 tỷ đồng. Hoạt động rót ròng cũng trải dài ở các cổ phiếu PLX, NLG, HCM, DGW, PNJ, VCB, TDM với quy mô dưới 100 tỷ đồng.
Nhận định chứng khoán ngày 20/3/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 29/3/2023. Tạp ... |
Phiên giao dịch ngày 20/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 20/2/20223: Giữ tỷ trọng ở mức cân bằng VN-Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch trên mức bình quân 10 phiên, hàm ý áp lực bán có ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|