Nhà đầu tư cá nhân bán ròng gần 640 tỷ đồng tuần VN-Index hồi phục, tập trung xả HSG

(Banker.vn) Tuần VN-Index vượt mốc 1.050 điểm, thị trường chứng kiến sự thay đổi vị thế giao dịch của nhà đầu tư cá nhân khi họ chuyển hướng bán ròng 639 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 506 tỷ đồng.

Sau nhiều tuần giảm điểm liên tiếp, hai chỉ số thị trường trong tuần 06-10/03/2023 đã ghi nhận kết quả khả quan trở lại. Theo đó, VN-Index tăng 2,75% so với cuối tuần trước, lên 1.053,00 điểm; còn HNX-Index tăng 1,45%, kết thúc tuần với 207,96 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản trên 2 sàn lại có biểu hiện trái ngược nhau. Trong khi thanh khoản bình quân của sàn HOSE tăng 12,53%, lên gần 462 triệu cp/phiên, thì ở sàn HNX thanh khoản giảm nhẹ 1,17%, còn hơn 54 triệu cp/phiên.

Trụ kéo chính của thị trường trong tuần qua là MSN khi mang về cho VN-Index gần 3 điểm dù trước đó cổ phiếu này là tác nhân chính khiến VN-Index giảm điểm mạnh trong tuần 27/02-03/03/2023. Nếu tính theo nhóm ngành thì nhóm ngân hàng với vốn hóa lớn đang trở thành “đầu kéo” cho VN-Index trong tuần qua. Cụ thể, có đến 4 cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng đã góp mặt trong top 10 cổ phiếu tích cực nhất tuần, gồm VPB, CTG, BID và VCB. Theo đó, 4 cổ phiếu này kéo tăng gần 7 điểm, trong đó VPB dẫn đầu cả nhóm với hơn 2,2 điểm.

Trong tuần vừa qua, đà mua ròng của khối ngoại quay trở lại. Tính đến hết tuần, khối ngoại giải ngân 889 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiêu SSI, HSG, POW. Tương tự, thị trường cũng chứng kiến sự thay đổi vị thế giao dịch của nhà đầu tư cá nhân khi họ chuyển hướng bán ròng 639 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 506 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng gần 640 tỷ đồng tuần VN-Index hồi phục, tập trung xả HSG

Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng nhẹ bên bán với 10/18 các nhóm ngành bị bán ròng. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu dịch vụ tài chính với giá trị 339 tỷ đồng.

Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng 328 tỷ đồng ở nhóm tài nguyên cơ bản trước khi rút ròng nhẹ hơn ở một số ngành như điện, nước & xăng dầu khí đốt (92 tỷ đồng), ngân hàng (70 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (69 tỷ đồng), dầu khí (44 tỷ đồng), …

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có tuần giao dịch với tỷ trọng giá trị giao dịch tiếp tục tăng lên 22,28% toàn thị trường, chỉ số giá ngành tăng 2,87% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này có lực mua vào. Tính từ đầu năm, cổ phiếu của các nhà băng tăng 6,23% nhưng trong vòng một năm giảm 14,67%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động trong tuần có STB, VPB, LPB, MBB, EIB, SHB, TPB, VCB, ACB, TCB, toàn bộ nhóm này tăng điểm trong tuần. Tính trong vòng một năm SHB và TCB là hai mã giảm mạnh nhất.

Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành bất động sản dẫn đầu danh mục giải ngân với gần 159 tỷ đồng. Tương tự, nhóm hóa chất cũng được gom ròng với giá trị 137 tỷ đồng.

Bên cạnh hai lĩnh vực trên, giao dịch mua ròng tập trung tại các nhóm cổ phiếu bán lẻ (113 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (47 tỷ đồng), du lịch & giải trí (31 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (12 tỷ đồng), …

Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện HSG của nhóm thép với 176,2 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.

Đồng thuận với giao dịch cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen, SSI cũng bị bán ròng với giá trị 166,2 tỷ đồng. Kế đó, nhiều cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng cũng nằm trong danh mục rút vốn là CTG (128,3 tỷ đồng), VND (83,8 tỷ đồng), HDB (70,9 tỷ đồng), BID (62,3 tỷ đồng), VCI (55,6 tỷ đồng), …

Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG (117 tỷ đồng), POW (79,2 tỷ đồng), VNM (59,9 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, cổ phiếu DCM của Phân bón Dầu khí Cà Mau vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng nhiều nhất 96,2 tỷ đồng cổ phiếu DCM, trái ngược so với lực xả từ phía nhà đầu tư nước ngoài (97,3 tỷ đồng).

Cùng chiều, một số cổ phiếu bất động sản cũng nằm trong top gom ròng, bao gồm NVL (89,8 tỷ đồng), DXG (62,8 tỷ đồng), KBC (51,4 tỷ đồng), …

Theo quan sát, lực cầu nâng đỡ của nhà đầu tư cá nhân vẫn đối trọng chủ yếu với lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh bao phủ, VPB kéo thị trường

Cổ phiếu ngân hàng vừa có chuỗi phiên hồi phục, trong 27 mã ngân hàng thì có tới 25 mã tăng giá. Nhà đầu tư ...

Phiên giao dịch ngày 13/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Nhận định chứng khoán ngày 13/3/2023: Đưa tỷ trọng về mức an toàn

Thị trường chứng khoán đảo chiều giảm trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Khối lượng giao dịch sụt giảm xuống dưới mức bình ...

Thanh Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục