Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân khiêm tốn
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, sau gần 7 tháng triển khai nhưng số vốn giải ngân được là rất khiêm tốn.
Trước đó, tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chủ trì triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại. Trong đó, chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5 - 2% so lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà trên thị trường.
Cụ thể, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) đăng ký tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với mỗi ngân hàng đăng ký 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có TPBank đăng ký tham gia với số tiền là 5.000 tỷ đồng. Cả 5 ngân hàng này đều đã ban hành quy trình nội bộ có văn bản hướng dẫn triển khai chương trình thống nhất trên toàn hệ thống.
Đến nay, đã có 18/63 UBND tỉnh gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia Chương trình tới NHNN với 43 dự án và 3 UBND tỉnh công bố trên cổng thông tin điện tử (Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An) với 9 dự án. Tổng nhu cầu vay vốn của 52 dự án này là hơn 27.000 tỷ đồng.
Thế nhưng, đến nay chỉ mới có ngân hàng là BIDV và Agribank ký hợp đồng tín dụng tài trợ 3 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Số tiền giải ngân đạt 82,7 tỷ đồng. Như vậy, hiện mới chỉ có 2 ngân hàng và 3 địa phương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Cụ thể, Agribank mới phê duyệt một dự án khu nhà ở xã hội thuộc chi nhánh Quảng Ninh với hạn mức cấp tín dụng là 950 tỷ đồng, trong đó hạn mức cho vay là 750 tỷ đồng. Hiện tỉnh Quảng Ninh chưa công bố danh mục nhà ở xã hội, do đó khách hàng đang chờ quyết định của tỉnh để đủ điều kiện tham gia vào chương trình 120.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Agribank đang tiếp cận một số dự án nhà ở xã hội như: Khu nhà ở xã hội phường Long Trường, TP Thủ Đức (do Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành làm chủ đầu tư); Khu nhà ở xã hội tại khu CC-09 thuộc Khu Đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (Công ty IEC làm chủ đầu tư); Dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam của Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD); Dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (Công ty CP Đầu tư nhà An Bình làm chủ đầu tư)...
Vào hồi tháng 7, BIDV công bố tài trợ tín dụng dự án Khu nhà ở xã hội thấp tầng tại lô đất N02 (thuộc Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Minh Phương, TP Việt Trì, Phú Thọ). Theo đó, BIDV tài trợ dự án 99 tỷ đồng, trong đó cấp tín dụng 95 tỷ đồng và cấp bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai 4 tỷ đồng.
Nguyên nhân gói tín dụng 120.000 tỷ chậm giải ngân
Trước tình trạng này, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) đưa ra nhiều nguyên nhân khiến gói tín dụng này chậm giải ngân: Đầu tiên là nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, nhiều địa phương chưa công bố danh mục nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư trên địa bàn làm cơ sở để các ngân hàng tiếp cận dự án.
Tiếp theo, một số dự án Nhà ở xã hội còn thiếu tính hấp dẫn đối với người mua do vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng,… không thuận lợi. Gói tín dụng giải ngân khiêm tốn cũng do cơ chế chính sách về đất đai, về lợi nhuận định mức,... chưa hấp dẫn và chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hộ.
Đồng thời, một số chủ đầu tư đã được tổ chức tín dụng hướng dẫn các thủ tục vay vốn, tuy nhiên chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo quy định. Cuối cùng phải kể đến quy định về điều kiện được mua nhà ở xã hội hiện nay cũng đang gặp nhiều ý kiến phản ánh như: Điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập cá nhân không còn phù hợp trong bối cảnh giá nhà ngày một tăng cao.
Để tăng tốc gói tín dụng này, NHNN cũng đề nghị Bộ Xây dựng tổng hợp, thông báo danh mục những dự án đủ điều kiện thuận lợi cho các NHTM tra cứu, xem xét cho vay theo đúng nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 33/NQ-CP.
Đề nghị các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, trình tự, thủ tục trong đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tăng nguồn cung phân khúc bất động sản này cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thực của người dân. Đồng thời, có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển, thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản như thị trường chứng khoán, TPDN, FDI....
Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư theo đúng hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1551/BXD-QLN cả về nội dung và hình thức công bố.
Triển khai gói tín dụng hơn 380.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh Theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng, bốn “ông lớn” Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank vừa công bố triển khai gói tín dụng cho ... |
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các ... |
Chính thức triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 4 ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) khẩn trương thực hiện Chương trình từ ngày 1/4/2023 và ban ... |
Thiên Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|