Hà Lan viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu qua thương mại điện tử Bùng nổ khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử trong ngày đôi 11/11 |
Cụ thể, theo thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric, số liệu 3 quý đầu năm 2023 ngành hàng Mẹ và Bé trên 5 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok) lớn nhất tại Việt Nam hiện nay đạt tổng doanh số cán mốc 8.708 tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời, số lượng sản phẩm đã bán cũng lên tới 56,6 triệu sản phẩm, tăng 54% so với cùng kỳ 2022.
Shopee tiếp tục dẫn đầu doanh số, chiếm 62% thị phần ngành hàng mẹ và bé 9 tháng đầu năm 2023. Tiktok dù mới xuất hiện nhưng đã đạt 1,5 nghìn tỷ đồng và chiếm thị phần tương đương Lazada với 18% doanh số.
Lượng mua các mặt hàng mẹ và bé ở các sàn thương mại vô cùng lớn |
Theo thống kê, ngành hàng sữa công thức và thực phẩm cho bé dẫn đầu với 1.544,2 tỷ đồng thu về trong 9 tháng đầu năm 2023, sữa công thức và thực phẩm cho bé đang là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu nhiều cho ngành hàng mẹ và bé.
Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ 2022, đồ dùng phòng ngủ cho bé mới cho thấy sự bứt phá đáng kinh ngạc khi tăng trưởng lên tới 104%.
Ở chiều ngược lại, 3 nhóm hàng an toàn cho bé, mẹ và bé khác, bộ và gói quà tặng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tích cực khi suy giảm lần lượt 7%, 6% và 33%.
Xếp sau là “tã bỉm vệ sinh cho bé” với 1430,5 tỉ đồng, tăng 11%; kế tiếp là nhóm “đồ dùng ăn dặm cho bé” với doanh thu 1.109,8 tỉ đồng, và “chăm sóc sức khỏe bé” là 739,1 tỉ đồng…
Chuyên gia phân tích dữ liệu của Metric.vn nhận xét, giá rẻ tiếp tục chiếm ưu thế với số lượng sản phẩm bán ra theo phân khúc giá, mức 0-100 nghìn đồng đang là khoảng giá phổ biến nhất với 62% thị phần. Lần lượt xếp theo sau là phân khúc giá 200-500 nghìn và 100-200 nghìn.
Dễ dàng nhận thấy, phân khúc giá rẻ vẫn đang được các khách hàng trên nền tảng E-Commerce ưa chuộng.
Tuy nhiên, 200 nghìn đến 500 nghìn mới là khoảng giá mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành hàng. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng nâng cao giúp các bậc phụ huynh có thể “mạnh tay” hơn với các sản phẩm dành cho bé, đặc biệt là các sản phẩm liên quan tới sức khoẻ.
Dự báo, dựa trên mức tăng trưởng trung bình của quý IV/2022 so với quý III/2022 là 8%, có thể dự đoán doanh số quý IV/2023 sẽ đạt hơn 3.260 nghìn tỉ đồng (số liệu không bao gồm TikTok). Trong đó, nhóm hàng dự báo tiếp tục đạt doanh số và tăng trưởng cao quý IV/2023 là các sản phẩm tã, bỉm.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023, do Google, Temasek (công ty đầu tư) và Bain & Company (công ty tư vấn toàn cầu) công bố, dựa trên cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, năm thứ hai liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines). Tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Bên cạnh đó, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến năm 2023 và CAGR kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025. |
Ngọc Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|