Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

(Banker.vn) Với 9 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

Gạo Việt chinh phục thị trường EU

Nhờ những ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo của Việt Nam có cơ hội để gia tăng kim ngạch và khối lượng sang thị trường rất giàu tiềm năng này. Đặc biệt, người tiêu dùng EU xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường châu Âu (EU) được đánh giá cao và cho các kết quả tích cực.

Hiện có 9 giống gạo của Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu vào EU, bao gồm Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài Nguyên Chợ Đào.

Thêm 2 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA
Nhiều loại gạo đặc sản của Việt Nam được người tiêu dùng EU ưa chuộng

Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông tin, trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 6,42 triệu tấn gạo với trị giá 3,54 tỷ USD, tăng 19,5% về lượng và tăng 35,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 551 USD/tấn, tăng 16,8% so với mức bình quân cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu gạo sang châu Âu chiếm 1,6% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Các chuyên gia cho rằng, với kết quả như hiện nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU có thể đạt khoảng 100.000 tấn, con số cao nhất từ trước đến nay và vượt hạn ngạch của Hiệp định EVFTA. Lượng gạo tuy không lớn nhưng đây lại là thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng đối với các loại gạo thơm, gạo hữu cơ và gạo có giá trị gia tăng cao của Việt Nam.

Về cơ cấu thị trường, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2023, Đức là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong khối EU với sản lượng gần 12.500 tấn, trị giá gần 9,3 triệu USD; tăng 33% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Ba Lan tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, đạt 6.700 tấn. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang một số thị trường tăng ở mức 3 - 4 con số như: Bồ Đào Nha tăng 1.467%, Hungary tăng 704%, Tây Ban Nha tăng 252%, Bỉ tăng 210%, Slovakia tăng 192%...

Hầu hết các loại gạo của Việt Nam đều tăng (trừ gạo thơm giảm 3,1% còn 22.700 tấn). Cụ thể, gạo trắng đạt trên 15.000 tấn, tăng 9,5%; gạo giống Nhật đạt trên 11.000 tấn, tăng 30%; các loại gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng tăng 87%; gạo nếp tăng 161%.

Cơ hội tiếp tục gia tăng từ Hiệp định EVFTA

EU tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam do sản lượng gạo sản xuất chỉ đạt khoảng 1,33 triệu tấn, giảm đến 23% so với niên vụ trước và là mức thấp nhất kể từ năm 1990. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu gạo của EU tăng lên mức kỷ lục trong năm 2023, ước đạt tới 2,65 triệu tấn.

Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch ưu đãi thuế 80.000 tấn/năm, trong đó, 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. EU sẽ tự do hoá hoàn toàn đối với gạo tấm. Với các sản phẩm chế biến từ gạo, EU đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm (EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020).

Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, gạo là một trong những mặt hàng tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan với tỷ lệ sử dụng C/O gần như 100%. Trong năm ngoái, tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt trên 94.500 tấn.

Kết quả này cho thấy, chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính đồng thời cho thấy các thương nhân tận dụng tốt ưu đãi của EVFTA và các chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ.

Đơn cử, năm 2020, Tập đoàn Lộc Trời được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA. Sau đơn hàng đầu tiên, các đối tác EU tiếp tục đặt hàng cho những lô gạo tiếp theo.

Không dừng lại ở đó, chỉ hai năm sau, với sự hỗ trợ, kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, Lộc Trời đã thành công đưa sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” lên kệ tại các hệ thống đại siêu thị của Pháp cũng như thâm nhập thị trường EU khó tính. Cho tới nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đạt được thành công này tại châu Âu.

Kết quả, năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gạo tăng hơn 200% vào EU, doanh thu tăng hơn 150% so với năm trước. Ngay từ tháng 10/2022, Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hàng lên đến 400.000 tấn gạo cho thị trường EU vào năm 2023 và vẫn đang tiếp tục thực hiện rất tốt đơn hàng này.

“Ngày 2/9/2022, gạo Cơm Vietnam Rice đã xuất hiện ở hệ thống siêu thị châu Âu với giá bán lẻ 4000 Euro/tấn. Đây là giá đắt nhất thị trường và đến nay, chúng tôi vẫn duy trì được mức giá này” - ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ.

Hoặc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Gạo Trung An), từ tháng 6/2021, Công ty đã mở Văn phòng đại diện tại Hamburg, Đức để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu dễ dàng tiếp cận sản phẩm mang thương hiệu Trung An.

"Thực tế chỉ sau 2 tháng, lượng khách hàng châu Âu đến mua sản phẩm tăng khá nhiều và vẫn duy trì đều đặn cho đến nay", đại diện Công ty Gạo Trung An cho hay.

Bảo Ngọc

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục