Giao dịch sẽ được diễn ra theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh từ ngày 23/02/2023 đến ngày 24/03/2023. Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch ngày 17/02/2023, cổ phiếu LPB ghi nhận đóng cửa ở mức 14.500 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo giá này, bà Bích sẽ thu về gần 4,2 tỷ đồng nếu giao dịch thành công.
Tính đến ngày 31/12/2022, LienVietPostBank có tổng tài sản đạt gần 328.000 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. |
Sau giao dịch, bà Bích không còn nắm giữ cổ phần nào của LienVietPostBank trong khi ông Thành vẫn nắm giữ 271.400 cổ phiếu, tương đương 0,0156%.
Cùng ngày, bà Trần Thị Hoài Thương, em dâu của ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank cũng đăng ký bán 13.920 cổ phiếu, tương đương 0,0008%. Giao dịch được thực hiện từ ngày 22/02/2023 đến ngày 22/03/2023 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.
Ở một diễn biến liên quan, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc LPB cũng đăng ký bán 20.000 cổ phiếu, tương ứng 0,0011%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh từ ngày 17/02/2023 đến ngày 15/03/2023. Sau giao dịch, ông Tùng vẫn nắm giữ 110.891 cổ phiếu, tương ứng 0,0064% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Về kết quả kinh doanh, LienVietPostBank vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 ghi nhận gần 3.681 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng hơn 21% so với cùng kỳ. Trong đó, đóng góp lớn nhất vẫn là khoản thu nhập lãi thuần đến từ hoạt động cho vay với 2.772 tỷ đồng, chiếm hơn 75%.
Ngoài ra, mảng dịch vụ quý vừa qua ghi nhận mức tăng gần 3 lần, mang về 882 tỷ đồng cho ngân hàng. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần cũng mang về cho ngân hàng hơn 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số hoạt động kinh doanh ngoài lãi như ngoại hối, hoạt động khác quý vừa qua lại khiến ngân hàng lỗ lần lượt 15 tỷ đồng và 12 tỷ đồng.
Song, trong quý IV/2022, chi phí hoạt động của ngân hàng giảm 15% giúp chỉ tiêu lãi thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng tới 71%, ghi nhận 2.171 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong kỳ, ngân hàng dành tới 1.306 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả là ngân hàng này chỉ ghi nhận 867 tỷ đồng lãi trước thuế quý IV/2022, tăng chưa đến 4% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của LienVietPostBank đạt gần 14.170 tỷ đồng, tăng 41% với khoản thu nhập lãi thuần lên đến 11.900 tỷ đồng.
Bất chấp việc trích lập dự phòng dự phòng rủi ro tới 3.174 tỷ đồng, tăng hơn 140%, ngân hàng vẫn đạt 5.690 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn gấp rưỡi so với cùng kỳ.
Khấu trừ đi các loại thuế, phí, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ghi nhận 4.510 tỷ đồng, tăng 57%. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng này.
Năm 2022, LienVietPostBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm liền trước. Như vậy, kết thúc năm, ngân hàng đã hoàn thành vượt gần 20% kế hoạch đề ra.
Tính đến ngày 31/12/2022, LienVietPostBank có tổng tài sản đạt gần 328.000 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng đến 12,1%, đạt 230.637 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay tăng gần 53,6%. Huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 19,8% so với đầu năm, đạt gần 216.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhìn vào bảng cân đối kế toán của LienVietPostBank, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 19,7% so với đầu năm từ 2.863 tỷ đồng lên 3.427 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh gấp 2,3 lần lên 1.070 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,39% lên 1,49%.
Tuệ Nhi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|