Người bị bệnh tiểu đường có ăn được măng cụt?

(Banker.vn) GI (chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn) của măng cụt chỉ bằng 25, thuộc nhóm thấp. Vì thế người bệnh tiểu đường vẫn ăn được loại trái cây này.
Công dụng không ngờ của hạt sen đối với người bệnh tiểu đường Người bệnh tiểu đường có uống được nước chanh mật ong?

Vì sao măng cụt tốt cho người bị tiểu đường

Theo y học hiện đại, chỉ số đường huyết của thực phẩm chia thành 3 mức: GI bằng hoặc ít hơn 55 (thấp), GI bằng 56 - 69 (trung bình), GI từ 70 trở lên (cao). Trong khi đó GI của quả măng cụt chỉ bằng 25, vì vậy, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây này trong liều lượng cho phép.

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn quả măng cụt với liều lượng hợp lý
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn quả măng cụt với liều lượng hợp lý

Ngoài ra, quả măng cụt còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giàu chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, sắt, phốt pho và vitamin B1, C, E… rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hoạt chất xanthones chống oxy hóa có khả năng kiểm soát đường huyết ổn định.

Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa khá nhiều garcimangoson A, B, C, gartanin… giúp chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch.

Theo nghiên cứu công bố trên Healthline - chuyên trang sức khỏe uy tín của Mỹ, những người bổ sung 400mg chiết xuất măng cụt hàng ngày đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin. Chất xơ trong măng cụt cũng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, điều chỉnh việc cơ thể sử dụng đường.

Trong Đông y, măng cụt có vị ngọt thanh, có công dụng điều trị tiêu chảy, làm mau lành vết thương, chữa trị những rối loạn về da. Vì thế măng cụt được đánh giá là một dược liệu vô cùng quý giá.

Những tác dụng của quả măng cụt

Giảm huyết áp: Áp huyết cao là một trong những nguyên do đưa đến chứng động mạch có vách dày và cứng. Những mảnh vụn nhỏ nguy hiểm thường được cấu tạo, làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu trong việc giảm huyết áp và ngăn ngừa sự tấn công áp huyết của mạch máu đường phổi.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua hiệu năng chống vi thể và chống lão hóa. Khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.

Giảm cholesterol: Khi cholesterol xấu bị oxy hóa trong dòng máu và các động mạch, những mảng sợi sẽ được tạo ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng là giảm sự lão hóa của loại cholesterol xấu và ngăn ngừa sự tạo thành của những mảng sợi nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết, tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.

Do đó, không nên dùng quá nhiều mà bỏ quên các loại rau củ quả khác. Bởi dù tốt nhưng măng cụt không thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn tối đa không quá 30g trong 1 ngày, tức là khoảng 2 quả. Một tuần, người bệnh ăn 2 - 3 bữa măng cụt là đủ. Khi ăn, nên ăn trực tiếp phần ruột trắng của quả măng cụt để hấp thụ trọn vẹn chất xơ, khoáng chất. Việc ép ruột măng cụt để lấy nước uống sẽ làm giảm hàm lượng chất xơ tự nhiên.

Không chỉ người mắc bệnh tiểu đường, với cả người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều. Khi ăn măng cụt quá nhiều có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương