Ngành phân bón: "Nép mình" chờ bình minh, cổ tức thành niềm “an ủi” lớn nhất cho nhà đầu tư

(Banker.vn) Trước thông tin Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu urê, các nhà phân tích cho rằng triển vọng của ngành phân bón Việt Nam đang tương đối mơ hồ. Lúc này, nét hấp dẫn nhất của doanh nghiệp phân bón nằm ở lịch sử chia cổ tức mạnh tay.
Ngành phân bón:
Việc Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu urê sẽ giúp giá bán của các doanh nghiệp phân bón phục hồi

Theo SSI, trên thị trường quốc tế, giá xuất khẩu urê tại Ai Cập và Trung Đông đã tăng 46% so với mức đáy vào tháng 6 và tháng 7. Trong khi giá urê Biển Đen đã tăng 31%, tốc độ phục hồi tại Trung Quốc và Indonesia có phần chậm hơn, với mức tăng lần lượt là 27% và 18%. Còn tại Việt Nam, giá trung bình đã tăng 25% so với mức đáy.

Tính từ tháng 8, giá urê tại Ai Cập và Trung Đông dao động từ -7% đến +3%, giá urê Trung Quốc tăng 11%, trong khi giá urê tại Việt Nam tăng 20%. Trước những diễn biến này, nhóm nghiên cứu của SSI nhận định, đã bắt kịp đà tăng mạnh của mặt hàng này trên thị trường quốc tế.

Đồng quan điểm, VDSC cũng cho rằng, giá urê nội địa biến động khá tương quan với giá urê thế giới. Các chuyên gia của công ty chứng khoán chỉ rõ, cuộc đấu thầu phân bón tại Ấn Độ trong tháng 8 có thể tạo tâm lý tích cực trong ngắn hạn lên giá urê.

Đồng thời, việc Brazil và Mỹ đang bước vào mùa gieo trồng có thể hỗ trợ giá mặt hàng này. Bên cạnh đó, trước những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, các quốc gia sẽ có xu hướng tăng sản lượng gieo trồng và tăng tiêu thụ phân bón.

Theo tính toán của VDSC, trong trường hợp lý tưởng nhất, giá ure thế giới có thể tăng thêm 12% - 31% trong giai đoạn từ tháng 9 đến cuối năm. Đồng thời, đơn vị này cũng đặt kỳ vọng giá urê Việt Nam có thể tăng 12% so với đầu năm.

Ngành phân bón:
Những tín hiệu tích cực đối với ngành phân bón trong nửa cuối năm 2023

Ngành phân bón Việt Nam có được hưởng lợi?

Trước những diễn biến về giá nêu trên, SSI cho rằng, doanh nghiệp được hưởng lợi là các doanh nghiệp xuất khẩu urê như Đạm Phú Mỹ hay Đạm Cà Mau. Đơn vị này ước tính, sản lượng xuất khẩu của Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ chiếm khoảng 14% và 31% sản lượng tiêu thụ urê.

Ở góc nhìn khác, VDSC lại cho rằng, động lực tăng trưởng từ xuất khẩu lại chưa rõ ràng. Theo đơn vị này, giá urê nội địa đang rơi vào khoảng 10,5 triệu đồng/tấn, tương đương 443 USD/tấn, cao hơn mức giá trung bình thế giới là 400 USD/tấn. Sự chênh lệch này làm cho các doanh nghiệp phân bón này không mấy mặn mà với việc xuất khẩu, ít nhất là trong quý III/2023.

Nhóm phân tích của VDSC cũng nêu quan điểm, khủng hoảng nguồn cung toàn cầu (như trong giai đoạn cuối 2021 - đầu năm 2022) sẽ khó mà lặp lại lần nữa, vì hiện tại chưa có một tín hiệu rõ ràng nào cho thấy Trung Quốc và Nga sẽ dừng hoàn toàn việc xuất khẩu ure từ nay cho đến cuối năm.

Trong bối cảnh đó, cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn nhiều. VDSC dự báo, sản lượng phân bón xuất khẩu trong nửa cuối năm có thể giảm 22% so với cùng kỳ.

Dưới góc nhìn của VDSC, có vẻ như động lực tăng trưởng đến nhiều hơn từ thị trường nội địa. Theo quan sát của đơn vị này, trong 6 tháng đầu năm, khi giá phân bón duy trì tại mức “vừa phải”, sản lượng sản xuất đã tăng 20% so với cùng kỳ, lên mức 4,4 triệu tấn, gián tiếp ám chỉ sản lượng tiêu thụ nội địa đã hồi phục.

Nhóm phân tích của VDSC cũng chỉ ra rằng, do nhu cầu từ vụ đông – xuân, sản lượng sản xuất urê trong 6 tháng cuối năm thường sẽ cao hơn nửa đầu năm từ 5 - 12%, trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp hàng đầu như Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau tận dụng cơ hội để tăng sản lượng kinh doanh.

Cổ phiếu nào đáng đầu tư?

Với những góc nhìn khác nhau đó, trong khi SSI đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau, thì VDSC lại lựa chọn hai mã DPM và BFC của Đạm Phú Mỹ và Phân bón Bình Điền với quan điểm trung lập.

Về phía SSI, đơn vị này nhắc lại khuyến nghị đã đưa ra đối với cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau trong báo cáo cập nhật ngày 2/8. Theo đó, nhóm phân tích của SSI ước tính, mặc dù có thể thấp hơn khoảng 61% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận nửa cuối năm 2023 của Đạm Cà Mau sẽ tăng 22% so với nửa đầu năm. SSI tính toán, lợi nhuận năm 2023 - 2024 của Đạm Cà Mau sẽ lần lượt là 1,21 nghìn tỷ đồng, (giảm 72%) và 2,46 nghìn tỷ đồng (tăng 104%).

Với quan điểm cho rằng lợi nhuận của Đạm Cà Mau đã tạo đáy trong nửa đầu năm 2023, SSI đã điều chỉnh tăng hệ số mục tiêu cho cổ phiếu DCM và sử dụng ước tính lợi nhuận năm 2024 (từ mức trung bình 2023-2024) để đưa ra giá mục tiêu mới là 36.600 đồng/cp. Với dự báo tổng mức sinh lời dự kiến là 22%, tài trợ bởi tỷ suất cổ tức 9% ở mức khá, SSI đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DCM.

Ngành phân bón:
SSI đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau

Về phía VDSC, đơn vị này đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ và BFC của Phân bón Bình Điền với điểm sáng nằm ở cổ tức.

Cụ thể, đối với Đạm Phú Mỹ, VDSC dự phóng, doanh thu 6 tháng cuối năm sẽ đi ngang so với nửa đầu năm, đạt 6.682 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Đơn vị này kỳ vọng khí đầu vào được phân bổ giữa bể Cửu Long và mỏ Bạch Hổ - Rồng Đồi Mồi, giúp hạ khoảng 20% chi phí vận chuyển so với cùng kỳ, qua đó cải thiện biên lợi nhuận gộp khoảng 12 – 25 điểm %. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của Đạm Phú Mỹ được VDSC dự phóng ở mức 763 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ. Theo đó, mức giá mục tiêu mà VDSC đưa ra đối với cổ phiếu DPM là 36.200 đồng. Tuy nhiên, nếu giá urê giảm sâu, mức giá này sẽ bị tác động tiêu cực.

Xét thấy tổng số dư tiền vào thời điểm kết thúc quý II/2023 của doanh nghiệp đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, tương đương 53% tổng tài sản, VDSC kỳ vọng Đạm Phú Mỹ có thể trả cổ tức tiền mặt 4.000 đồng vào năm 2023. Với mức này, cổ tức tiền mặt trong hai năm tới có thể lên đến 8.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tỷ suất cổ tức khoảng 10%/năm theo giá thị trường hiện tại.

Ngành phân bón:
VDSC đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ

Đối với Phân bón Bình Điền, VDSC cho rằng, với đà giảm giá nguyên liệu hiện tại, doanh nghiệp này có thể duy trì biên lãi gộp ổn định ở mức 11% trong nửa cuối năm 2023. Theo đó, nửa cuối năm 2023, doanh thu dự phóng đạt 4.054 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 80 tỷ đồng, tăng 264% so với cùng kỳ.

Với kết quà này, VDSC dự kiến, cả năm 2023, Phân bón Bình Điền có thể ghi nhận doanh thu đạt 7.732 tỷ đồng (giảm 9.9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 111 tỷ đồng (giảm 21% svck) trong năm 2023.

VDSC cũng lưu ý, với giá nguyên liệu dự kiến ổn định, Phân bón Bình Điền sẽ không gặp áp lực tích trữ hàng tồn kho và điều này có thể giúp doanh nghiệp này giảm bớt nợ ngắn hạn trong các quý tiếp theo, đồng thời cải thiện lợi nhuận. Theo VDSC, Phân bón Bình Điền có thể tăng lợi nhuận thêm từ 10 - 15 tỷ đồng khi đưa dư nợ ngắn hạn quay về mức ngang bằng quý I/2021.

Theo đó, mức giá mục tiêu mà VDSC đưa ra đối với cổ phiếu BFC là 20.300 đồng/cp. Đơn vị này không loại trừ rủi ro có liên quan liên quan đến tăng giá nguyên vật liệu và tác động của hiện tượng El Nino tới sản lượng bán hàng.

Đáng chú ý, cổ tức cũng là một điểm sáng trong dự báo của VDSC đối với Phân bón Bình Điền. Theo kế hoạch năm 2023, doanh nghiệp này dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.500 đồng, sau đó sẽ xem xét chi trả cổ tức tối đa vì không có dự án đầu tư mới.

Ngành phân bón:
Cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền được VDSC khuyến nghị trung lập
Công ty con của Đạm Phú Mỹ sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%, cổ phiếu tăng vượt trội so với các mã cùng ngành

Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (HNX: PCE) thông báo ngày 31/8 tới đây sẽ chốt quyền trả cổ ...

Giá Ure và cổ phiếu phân bón "trắng bán" sau đề xuất cấm xuất khẩu của Trung Quốc

Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón nước này tạm dừng xuất khẩu phân ure. Trước thông tin ...

Hàn Quốc cho rằng không xảy ra khủng hoảng thiếu hụt urê

Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết các kênh nhập khẩu urê từ Trung Quốc đã được đa ...

Thái Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán