Ngành ngân hàng phát tín hiệu sáng, 4 cổ phiếu lọt vào tầm ngắm của PSI

(Banker.vn) Báo cáo mới đây của PSI chỉ ra rằng, chất lượng tài sản ngành ngân hàng bắt đầu cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế vững vàng và mặt bằng lãi suất duy trì thấp khiến cho nhu cầu vay vốn tăng, nhờ đó tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng cũng được thúc đẩy.

Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán Dầu khí (PSI), tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tính đến ngày 7/12/2024 đạt 12,5%, dự báo cả năm có thể vượt 14%. Sang năm 2025, nhu cầu tín dụng tiếp tục tăng, ước đạt 15% nhờ kinh tế phục hồi, đầu tư công và xuất khẩu khởi sắc, thúc đẩy nhu cầu vốn của doanh nghiệp sản xuất, bất động sản và xây dựng.

Ngân hàng
Nguồn: PSI

Về biên lãi ròng (NIM), chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng nhẹ từ quý II/2024 nhưng vẫn ở mức thấp. Nhóm NHTM cổ phần ghi nhận NIM cải thiện rõ rệt, đặc biệt các ngân hàng sở hữu công ty tài chính như HDB, PB được kỳ vọng sẽ có NIM tăng mạnh nhờ mảng tín dụng tiêu dùng phục hồi nhanh trong năm 2025.

Thu nhập ngoài lãi cũng có triển vọng tích cực từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và đầu tư trái phiếu. Trong bối cảnh Chính phủ tăng chi tiêu công, lợi suất trái phiếu được dự báo sẽ tăng, giúp cải thiện lợi nhuận của các NHTM. Biến động tỷ giá tiếp tục mở ra cơ hội cho mảng kinh doanh ngoại hối và vàng.

Ngân hàng
Nguồn: PSI

Về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng chậm trong quý III/2024 và dự báo giảm nhẹ trong quý IV/2024 nhờ triển vọng kinh tế tích cực và nỗ lực xử lý nợ xấu. Năm 2025, chất lượng tài sản của các ngân hàng được cải thiện nhờ tăng trưởng tín dụng nhanh và kiểm soát tốt chất lượng cho vay, giúp giảm áp lực trích lập dự phòng và nới rộng biên lợi nhuận.

Với những luận điểm trên, PSI lựa chọn 4 cổ phiếu ngân hàng vào trong danh mục ưa thích, bao gồm VCB, ACB, TCB và VPB.

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có chất lượng tài sản vượt trội giúp giảm rủi ro tín dụng và duy trì hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ nợ xấu của CB thấp nhất trong khi dự phòng bao nợ xấu cao nhất hệ thống tạo ra bộ đệm rủi ro chắc chắn. ROAE luôn nằm trong top các NHTM dù danh mục cho vay không tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân.

Chi phí huy động vốn thấp nhờ có lợi thế từ nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tỷ lệ CASA cao giúp CB duy trì được mức NIM tương đối ổn định dù mặt bằng lãi suất cho vay thấp.

Vấn đề hiện tại của Vietcombank là việc NIM cải thiện chậm với các NHTM tư nhân do duy trì lãi suất cho vay thấp.

ACB

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB) được kỳ vọng có kết quả kinh doanh năm 2025 tăng trưởng nhanh hơn nhờ nỗ lực tái cơ cấu để cải thiện chất lượng danh mục cho vay trong năm 2024. Tốc độ hình thành nợ xấu mới tăng chậm lại đáng kể trong Q3 và dự kiến tiếp tục xu hướng trong Q4/2024 và 2025 làm giảm áp lực chi phí trích lập rủi ro tín dụng và tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu.

Sau khi NIM thu hẹp trong năm 2024 do phải tăng lãi suất huy động giữa bối cảnh lãi suất cho vay thấp, dự báo NIM có thể cải thiện dần trong năm 2025 nhờ tăng tỷ lệ cho vay dài hạn từ 17% lên 20% tổng giá trị cho vay khách hàng để tối ưu hoá chi phí sử dụng vốn. Dự kiến cổ tức 25% cho năm 2025 trong đó 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt từ nguồn lợi nhuận năm 2024.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhưng vẫn gia tăng trong nửa cuối năm 2024 làm tăng áp lực trích lập dự phòng và các chi phí liên quan đến xử lý và thu hồi nợ xấu của ACB.

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) được kỳ vọng NIM cải thiện trong năm 2025 dựa trên dự báo lãi suất huy động giảm 30bps của ban lãnh đạo Ngân hàng và lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ sau giai đoạn hỗ trợ khách hàng vay kết hợp với việc duy trì được tỷ lệ CASA cao nhất trong các NHTM (Q3/2024: 34.92%).

Cơ hội hợp tác với các Công ty Bảo hiểm khác, đặc biệt là mở rộng sang mảng bảo hiểm phi nhân thọ thông qua các hợp đồng ngắn hạn sau khi chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife sẽ tiếp tục giúp cho TCB tăng doanh thu từ Bancassurance.

Về chiều hướng rủi ro, hoạt động tư vấn và kinh doanh bảo hiểm của Vietcombank không thuận lợi như kỳ vọng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động khó giảm do cạnh tranh về lãi suất từ phía các NHTM khác.

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có tăng trưởng tín dụng nhanh và duy trì được NIM cao nhờ danh mục cho vay tập trung vào nhóm SME và khách hàng cá nhân. NIM của VPB đã nới rộng trong 3 quý liên tiếp dù mặt bằng lãi suất huy động tăng từ Q2/2024. - FE Credit giảm lỗ nhanh chóng sau quá trình tái cấu trúc, kỳ vọng ghi nhận lãi trở lại từ năm 2025 nhờ tác động tích cực từ bối cảnh vĩ mô thuận lợi, thu nhập người dân tăng giúp cải thiện khả năng trả nợ và thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng.

Chất lượng cho vay cải thiện. Nợ xấu hợp nhất giảm xuống dưới 5% và giá trị nợ xấu cũng giảm 1,180 tỷ đồng trong Q3/2024. Nợ xấu giảm đã giúp giảm áp lực chi phí dự phòng trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn được cải thiện.

Tuy nhiên, hoạt động của FE credit bối cảnh tiêu dùng phục hồi chậm có thể ảnh hưởng tới VPB. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của cả Ngân hàng mẹ và hợp nhất so với các Ngân hàng cùng quy mô cũng là vấn đề lớn của ngân hàng này.

Agriseco khuyến nghị 6 cổ phiếu giàu tiềm năng tăng giá trong tháng cuối năm

Agriseco Research khuyến nghị các cổ phiếu tiềm năng tháng 12 gồm FPT, HPG, GMD, KDH, REE, VCB nhờ triển vọng kinh doanh tích cực, ...

Cổ phiếu HHV đứng trước cơ hội lớn từ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Quốc hội thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tổng đầu tư 67 tỷ USD, dự kiến hoàn thành năm ...

Agriseco khuyến nghị "gửi vàng" ở 6 cổ phiếu đầu ngành trong tháng 12

Với bối cảnh kinh tế và thị trường chứng khoán đang phục hồi, AGR khuyến nghị các cổ phiếu đầu ngành như FPT, GMD, HPG, ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục