Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng đã ban hành kịp thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp, chính sách để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh như Thông tư 01/2020/TT-NHNN, sau đó là Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN), tái cơ cấu, hoãn giãn các khoản nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán, giảm lãi suất và nhiều giải pháp chính sách khác
Bên cạnh đó, các hoạt động an sinh xã hội cũng được toàn Ngành đặc biệt quan tâm, hưởng ứng. Từ năm 2020 tới nay, tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Ngân hàng đã dành trên 1.550 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19, mua máy y tế, sinh phẩm chuẩn đoán COVID-19…
Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã vận động các ngân hàng thể hiện quyết tâm chung tay thực hiện mục tiêu của Bộ chính trị và Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin. Tổng số tiền ủng hộ cho Quỹ vắc xin là khoảng 750 tỷ đồng.
Hưởng ứng “Ngày không tiền mặt” thường niên do báo Tuổi trẻ tổ chức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Báo Tuổi trẻ tham gia Chương trình “Nghĩa tình mùa dịch”. Chương trình nhằm trao tặng cho người dân, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trong các khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh những “giỏ quà tình nghĩa” gồm gạo, dầu ăn, nước mắm và trao tặng ấn phẩm Báo Tuổi trẻ nhằm giúp công nhân có thêm thông tin về giải pháp phòng, chống bệnh cũng như thông tin thời sự các lĩnh vực đang diễn ra trên khắp cả nước và thế giới…
Có thể nói, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 này không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta mà còn tác động đến cuộc sống mưu sinh và thu nhập của hàng triệu người, nhất là những người lao động nghèo, công nhân,… đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách như TP. Hồ Chí Minh.
Qua các chương trình ý nghĩa này, Ban Tổ chức của “Ngày không tiền mặt” mong muốn tạo cơ hội cho những người đang khó khăn có thể mua được các nhu yếu phẩm chất lượng cao với giá ưu đãi, và cũng nhằm hạn chế việc tiếp xúc, lây lan dịch bệnh bằng cách khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
PV
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|