Xuất khẩu gỗ sang Ấn Độ 8 tháng gấp gần 4 lần cùng kỳ
Nhìn chung, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường chính vẫn trong xu hướng giảm, do thị trường xuất khẩu tiếp tục khó khăn khi lạm phát và suy thoái ở các nước kéo dài, ảnh hưởng nặng đến sức mua. Do đó, trị giá xuất khẩu tới các thị trường chính đều giảm đáng kể trong 8 tháng đầu năm 2023.
Mộc Trà tổng hợp/ Tổng cục Hải quan |
Sự sụt giảm ở thị trường truyền thống buộc doanh nghiệp ngành gỗ như ở Ấn Độ, Trung Đông phải tìm kiếm thị trường mới. Vì vậy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm nay, đạt 64,9 triệu USD, tăng 265,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Mộc Trà tổng hợp/ Tổng cục Hải quan |
Theo Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, nhập khẩu đồ nội thất tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có mức tăng trưởng hơn 45%/năm, trong khi các quốc gia ở khu vực này gần như không sản xuất đồ nội thất. Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam khai thác trong thời gian tới.
Mộc Trà tổng hợp/ Tổng cục Hải quan |
Theo thông lệ hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ sẽ có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, khi thị trường nhà ở hoàn thiện và nhu cầu thay thế nội thất gia tăng để đáp ứng mùa lễ hội. Cùng với đó, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU hàng tồn kho đang giảm và nhu cầu nhập khẩu dự kiến sẽ tăng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ đón nhận đơn hàng trong những tháng tới.
Nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự bất ổn ở cả trong và ngoài nước trong bối cảnh nhiều lo ngại rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ ở các nước lớn, bao gồm cả Hoa Kỳ, có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng không thiết yếu như đồ nội thất bằng gỗ có xu hướng chậm lại. Vì vậy, trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc đều giảm đáng kể.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 516,5 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 24,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Mộc Trà tổng hợp/ Tổng cục Hải quan Hàn Quốc |
Trung Quốc và Việt Nam hiện là hai thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ chính cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, lượng và trị giá nhập khẩu từ hai thị trường này đều giảm đáng kể. Trong khi Hàn Quốc tăng tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc, thì tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam giảm 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường và vẫn còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần trong thời gian tới.
Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023, hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ mà Việt Nam có thế mạnh như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ đều chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy, vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này tới thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới.
Theo Liên đoàn Thương mại Gỗ EU (ETTF), từ ngày 30/12/2024, Quy định về phá rừng của EU (EUDR) sẽ thay thế Quy định về gỗ của EU (EUTR). Theo đó, bắt buộc các nhà nhập khẩu gỗ hoặc sản phẩm gỗ ở EU phải áp dụng hệ thống thẩm định trước khi nhập khẩu. Do đó, phải có tài liệu chứng minh gỗ không do phá rừng, được khai thác hợp pháp trước khi chuyển vào thị trường EU.
Cụ thể, gỗ phải đến từ các lô đất không có nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng, theo quy định được thực hiện vào năm 2020. Các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của CITES hoặc giấy phép Thực thi, Quản trị và Thương mại Luật Lâm nghiệp (FLEGT) cũng bị ảnh hưởng. Các nhà nhập khẩu phải nêu rõ loài cây, quốc gia khai thác, tọa độ địa lý của tất cả các lô đất nơi khai thác gỗ, ngày hoặc phạm vi thu hoạch và bằng chứng cho thấy gỗ không bị phá rừng đã được khai thác hợp pháp.
Bên cạnh đó, EUDR yêu cầu gỗ phải được khai thác phù hợp với luật pháp liên quan của quốc gia sản xuất. Bằng chứng về chuỗi cung ứng cũng được yêu cầu để thiết lập mối liên kết giữa tọa độ địa lý được cung cấp, bằng chứng về tính hợp pháp và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Gỗ nhập khẩu vào EU có giấy phép FLEGT hợp lệ được coi là được khai thác hợp pháp theo EUDR và do đó đáp ứng được một phần yêu cầu.
Đối với các sản phẩm gỗ được khai thác từ ngày 29/6/2023 và giao hàng trước ngày 30/12/2024, nhà nhập khẩu phải nộp đơn xin EUTR. Vì vậy, ETTF kêu gọi các nhà xuất khẩu thông báo cho các nhà cung cấp gỗ về quy định mới này để các nhà cung cấp cung cấp thông tin cần thiết kịp thời.
Ngành điều Việt Nam tiếp tục khởi sắc Tính chung 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các tất cả các thị trường chủ lực tăng. Trong ... |
Giá than dự báo duy trì mức cao trong thời gian tới Trung Quốc tăng cường nhập khẩu than từ tháng 7 nhằm bù đắp tình trạng thiếu thủy điện do hạn hán gây ra ở khu ... |
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Giá dầu tiến gần mức 95 USD/thùng, kim loại quý hồi phục tích cực ngược chiều nông sản Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, các mặt hàng nhóm nông sản đồng loạt giảm mạnh. Trong khi đó, dầu thô và ... |
Mộc Trà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|