Kiên quyết xử lý doanh nghiệp thua lỗ
Theo CMSC, đề án tái cơ cấu VNR đặt mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2025, giá trị sản lượng và doanh thu hợp nhất toàn ngành tăng bình quân hằng năm 7%-8%. Trong đó, công ty mẹ - VNR doanh thu tăng bình quân hằng năm so với năm trước liền kề tối thiểu đạt 14%. Công ty do VNR sở hữu cổ phần chi phối doanh thu vận tải, tăng bình quân hằng năm so với năm trước liền kề từ 11%...
Để đạt được mục tiêu trên, đề án xác định VNR phải nhanh chóng hợp nhất Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành một công ty vận tải đường sắt. Đồng thời, thoái hết vốn nhà nước nắm giữ tại 13 công ty cổ phần. “Chưa thực hiện thoái vốn đối với hai công ty liên kết là Công ty TNHH hai thành viên Khách sạn thương mại Sài Gòn và Công ty Cổ phần Mặt trời - Đường sắt Việt Nam, do hai công ty này đang trong giai đoạn thanh tra, tranh chấp pháp lý…”, CMSC cho hay.
Về hoạt động sản xuất, ngành đường sắt phải tách bạch giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nhiệm vụ công ích. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện nghiêm túc giám sát, công khai thông tin tài chính.
Đặc biệt, VNR phải kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp. Đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Liên quan đến việc hợp nhất Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn trong đề án trên, một số bộ, ngành đề nghị VNR xây dựng lộ trình giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần của công ty mẹ - VNR tại hai công ty này nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt.
Về vấn đề này, VNR cho biết đã chỉ đạo hai công ty vận tải đường sắt nghiên cứu phương án xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về nội dung hợp nhất. Dự kiến tỉ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ trên vốn điều lệ của công ty cổ phần vận tải đường sắt sau khi hợp nhất sẽ lớn hơn 80%.
VNR cũng xác định sau khi hợp nhất hai công ty trên, đơn vị sẽ thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản để thành lập công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt. Tuy nhiên, việc thành lập công ty con này sẽ được VNR nghiên cứu ở giai đoạn sau năm 2025, vì thời gian đầu phải ổn định tổ chức việc sáp nhập hai công ty vận tải đường sắt.
Về phần mình, CMSC thống nhất với ý kiến của các bộ về việc giảm tỉ lệ nắm giữ cổ phần của công ty mẹ - VNR sau khi hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt nhằm tách bạch hoạt động điều hành và hoạt động vận tải, tạo điều kiện để nhà đầu tư mới tham gia thị trường vận tải đường sắt.
Theo đó, đại diện cơ quan chủ quản đề nghị sau khi thực hiện việc hợp nhất hai công ty và đi vào hoạt động 1-2 năm, trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động, VNR sẽ nghiên cứu theo hướng: Giảm tỉ lệ chi phối tại công ty cổ phần vận tải; định hướng chuyên môn hóa doanh nghiệp vận tải hàng hóa và doanh nghiệp vận tải hành khách.
Trên cơ sở đó, CMSC thống nhất đưa lộ trình giảm tỉ lệ vốn góp của công ty mẹ - VNR tại Công ty Vận tải đường sắt sau khi hợp nhất. “Song song đó, trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt đề án có nội dung trên”, đại diện CMSC cho hay.
Gần 10 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay Tính chung 10 tháng năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm 2022. |
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2023 Việc Việt Nam nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu một kỷ ... |
Các chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023 Từ tháng 11/2023, một số chính sách nổi bật liên quan đến lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực như: quy định ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|