Cụ thể, ACB vừa thông qua phương án chào bán 15.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 2 với kỳ hạn tối đa 5 năm. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng, tương đương tổng giá trị phát hành là 150.000 trái phiếu.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của ACB ghi nhận đạt 769.678 tỷ đồng, tăng 7% so với hồi đầu năm. Ảnh minh họa. |
Mức lãi suất sẽ được Tổng Giám đốc ACB quyết định dựa trên nhu cầu của thị trường.
Trái phiếu phát hành đợt 2 là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, không phải là nợ thứ cấp của ACB và được tính theo lãi suất cố định hoặc thả nổi tuỳ thuộc theo nhu cầu của thị trường.
Nhà băng này dự kiến phát hành trong 15 đợt, chào bán các nhà đầu tư tổ chức đáp ứng quy định của pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thanh toán lãi định kỳ với hình thức trả sau, 12 tháng một lần.
Ngân hàng cho biết, mục đích phát hành là nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ghi nhận theo dữ liệu của HNX, trong khoảng thời gian từ 13/6 đến 1/8, ngân hàng ACB đã phát hành thành công 8 lô trái phiếu với tổng giá trị gần 23.700 tỷ đồng.
Mới đây, ngân hàng ACB đã công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, ngân hàng ACB đang có 2 cổ đông cá nhân và 3 cổ đông là tổ chức sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.
Cụ thể, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB đang sở hữu hơn 153 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu là 3,427%. Số cổ phần sở hữu của người có liên quan đến ông Huy là 367 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ là 8,218%. Như vậy, ông Trần Hùng Huy và nhóm người có liên quan đang sở hữu hơn 520 triệu cổ phiếu, tương đương gần 12% vốn điều lệ tại ACB.
Về phía cổ đông cá nhân còn có bà Đặng Thu Thuỷ, Thành viên Hội đồng quản trị cũng đang nắm 53,3 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 1,194%. Được biết, bà Thủy chính là mẹ của ông Trần Hùng Huy. Tỷ lệ sở hữu của người có liên quan đến bà Thuỷ là 10,457%.
Bên cạnh đó, ba tổ chức ngoại là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited nắm giữ lần lượt hơn 112 triệu cổ phiếu, 82,3 triệu cổ phiếu và 76,6 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tổng tỷ lệ sở hữu là hơn 6% vốn điều lệ của ngân hàng.
Trong quý 2/2024, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 2/2024, nguồn thu chính của ngân hàng ACB là lãi thuần ghi nhận đạt 7.111 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu ngoài lãi cũng ghi nhận kết quả tích cực với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 877 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; lãi thuần từ hoạt động khác đạt 415 tỷ đồng, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Chiều ngược lại, lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh của nhà băng này hơn 41 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 71 tỷ đồng) và lỗ từ chứng khoán đầu tư hơn 14 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 400 tỷ đồng).
Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng này đạt 6.186 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, cùng với việc giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống còn hơn 588 tỷ đồng. Như vậy, trong quý 2 ngân hàng ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 5.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 10.490 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 6 tháng năm ngoái. Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Như vậy sau 6 tháng, ngân hàng này đã hoàn thành được 48% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của ACB ghi nhận đạt 769.678 tỷ đồng, tăng 7% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 15% còn 15.724 tỷ đồng; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác cũng ghi nhận giảm 8% xuống còn 105.419 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngân hàng ở mức 12,8%, đạt 550.000 tỷ đồng, cao hơn mức trung bình toàn hệ thống là 6%. Trong đó, mảng khách hàng cá nhân tăng 12,3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tăng 7,2% và doanh nghiệp tăng 37,6%.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng nợ xấu của ACB tăng lên 8.121 tỷ đồng, trong đó khoản nợ có khả năng mất vốn tăng tới 41% so với hồi đầu năm, lên 5.525 tỷ đồng. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tại ACB tăng từ 1,22% hồi đầu năm lên 1,5%.
Trong đó, tỷ lệ nợ xấu mảng bán lẻ là 1,31% (tăng 0,27 điểm %). Tỷ lệ nợ xấu của mảng doanh nghiệp là 1,47% (tăng 0,29 điểm % so với năm 2023). Tỷ lệ nợ xấu mảng cho vay bất động sản là 1,79% (tăng 0,4 điểm % so với năm 2023).
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) báo lỗ nặng từ mảng chứng khoán, nợ xấu nhóm 5 bật tăng Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) vừa có báo cáo tài chính quý 2/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 5.600 tỷ đồng, tăng ... |
Thiên Ân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|