Hỗ trợ doanh nghiệp Đà Nẵng bán hàng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Đà Nẵng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp |
Chiều 6/10, tại Hội nghị Gặp gỡ chính quyền và doanh nghiệp Đà Nẵng do Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng tổ chức, vấn đề cho vay vốn, tiếp cận vốn vay tiếp tục trở thành chủ đề được doanh nghiệp thành phố quan tâm đề cập.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Kiểm toán, Thẩm định và Tư vấn Ecovis Afa Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại phải minh bạch, công khai và rõ ràng các chính sách để doanh nghiệp hiểu và tiếp cận vốn cho đúng |
Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Kiểm toán, Thẩm định và Tư vấn Ecovis Afa Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hạ lãi suất, nới room tín dụng, chương trình hỗ trợ cho vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác… Đây là những chính sách hết sức thiết thực, đúng đắn. Tuy nhiên, đến hiện tại mới có rất ít doanh nghiệp được thụ hưởng và còn vướng mắc nhiều quy định ở cả phía doanh nghiệp và ngân hàng.
Ông Hiếu đề xuất các ngân hàng phải rõ ràng, chính sách phải minh bạch. "Ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không có chính sách rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp hiểu nhầm. Phải rõ ràng tất cả các chính sách liên quan đến mua bảo hiểm, bán trái phiếu, thời hạn trả nợ… để người tiếp cận vốn hiểu được và tiếp cận vốn không vướng mắc”, ông Hiếu nói.
Ông Võ Minh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng cho rằng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại thì ngân hàng cần doanh nghiệp hơn để tồn tại và phát triển |
Thông tin về vấn đề này, ông Võ Minh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành ngân hàng rất nhiều để hỗ trợ doanh nghiệp. Hầu như tất cả các Nghị quyết trong năm 2023 về các phiên họp của Chính phủ cũng dành một phần rất lớn để nói về ngân hàng và yêu cầu ngân hàng cần phải làm tất cả những động thái có thể để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để vượt qua khó khăn hậu Covid – 19. "Đáp lại sự chỉ đạo đó, ngành ngân hàng đã làm tất cả mọi việc có thể trong khả năng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, người dân bằng rất nhiều chính sách. Tôi là người trực tiếp trong cuộc tôi thấy toàn bộ ngành ngân hàng chuyển động để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp", ông Võ Minh nói.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, trong thực tế, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi rất ngược cho thế giới, trong khi lãi suất của thế giới tăng cao thì lãi suất của Việt Nam lại hạ xuống. "Thậm chí IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) còn ngạc nhiên sao Việt Nam làm được đến thế. Bởi chúng ta có những điều kiện của nền kinh tế nội tại có thể kiểm soát được lạm phát vừa phải, chính vì vậy mới tạo cho doanh nghiệp các hỗ trợ", ông Võ Minh cho hay.
Cũng theo ông Minh, trong mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp có những khó khăn nhất định. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đặt ra cho doanh nghiệp thành phố câu hỏi: “Doanh nghiệp nếu không có ngân hàng có sống được không?”. Ông Võ Minh cho rằng các doanh nghiệp sống được. “Không phải tất cả các doanh nghiệp đều dựa vào các ngân hàng. Doanh nghiệp có vốn tự có, có mối quan hệ, có tín dụng thương mại (mua bán nợ lẫn nhau – không cần trả tiền vẫn có nguyên liệu sản xuất, vẫn tiêu thụ được hàng hóa), không có tín dụng ngân hàng doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng tín dụng thương mại để tồn tại được”, ông Minh nói.
Ngược lại, ông Minh tiếp tục đặt vấn đề “Không có doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sống được không. Xin thưa với các doanh nghiệp là sống rất khó khăn, thậm chí rất vất vả trong bối cảnh hiện nay”. Theo ông Minh, bối cảnh hiện nay, đầu ra thế giới chững lại, đầu ra trong nước hạn chế, nhu cầu thế giới cũng như trong nước hạn chế. "Doanh nghiệp vay vốn để làm gì? Trong khi ngân hàng đang thừa tiền bởi ngân hàng huy động của người dân. Huy động của người dân xong để đó không cho vay được phải trả lãi, mà lại không thu được lãi vào. Bài toán tài chính của ngân hàng sẽ khó khăn”, ông Minh phân tích và kết luận: “Ngân hàng trong mối quan hệ với doanh nghiệp thì ngân hàng rất cần doanh nghiệp, chứ không phải là ngược lại. Tất nhiên 2 chủ thể này cộng sinh với nhau, hỗ trợ qua lại, nhưng ngân hàng thương mại rõ ràng cần phải có doanh nghiệp thì mới tồn tại và phát triển được. Nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng cũng chết theo”.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng đề nghị các doanh nghiệp khi phát hiện ngân hàng nào không minh bạch, rõ ràng về các chính sách thì gửi kiến nghị về Ngân hàng Nhà nước để được hỗ trợ |
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cũng thống nhất với đề nghị của doanh nghiệp về việc các ngân hàng thương mại phải minh bạch chính sách. “Việc này chúng tôi đã yêu cầu các ngân hàng thương mại trên địa bàn Đà Nẵng phải thường xuyên công khai minh bạch các chính sách để các doanh nghiệp cá nhân biết”, ông Minh thông tin và cho biết thêm, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát các ngân hàng thương mại về vấn đề công khai minh bạch các chính sách liên quan đến mua bảo hiểm khoản vay, lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ….
Ông Võ Minh đồng thời mong muốn các doanh nghiệp tích cực phản ánh về hoạt động các ngân hàng thương mại đến Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời cam kết, nếu ngân hàng nào không minh bạch rõ ràng đề nghị các doanh nghiệp gọi điện thoại, gửi công văn về Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước sẽ sẵn sàng can thiệp tối đa để đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp được đảm bảo.
Vũ Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|