Ngân hàng Nhà nước tăng mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối?

(Banker.vn) Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết tính riêng trong tháng 1/2023, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 2,78 tỷ USD. Qua đó, dự trữ ngoại hối Việt Nam hiện đạt 91,78 tỷ USD.

Thu nhập nhân viên ngân hàng nào cao nhất trong năm 2022?

Trong báo cáo phân tích vĩ mô mới công bố, Chứng khoán BSC cho biết, giá trị đồng USD bắt đầu giảm kể từ tháng 11/2022 khi lạm phát tại Mỹ liên tục cho thấy sự hạ nhiệt , FED giảm dần mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Giá trị đồng VND trên đà hồi phục trở lại và tiếp tục tăng trong tháng 1/2023.

Dự trữ ngoại hối Việt Nam được kỳ vọng đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023
Dự trữ ngoại hối Việt Nam được kỳ vọng đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023

Tính đến 31/01/2023, đồng VND đã tăng 2,73 % so với thời điểm cuối năm 2021, thu hẹp từ mức giảm 9,17 % cuối tháng 9/2022 .

Đáng chú ý, theo thông tin của BSC, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023 và tính riêng trong tháng 1 đã mua thêm 2,78 tỷ USD. Theo đó, dự trữ ngoại hối hiện tại đạt khoảng 91,78 tỷ USD.

Trong phiên giao dịch ngày hôm nay (10/2), tỷ giá trung tâm được NHNN giữ nguyên ở mức 23.626 VND/USD như mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.445 - 24.807 VND/USD. Tỷ giá mua bán tham khảo được Sở giao dịch NHNN duy trì ở mức 23.450 - 24.780 VND/USD.

Tỷ giá USD trong nước sáng nay ghi nhận nhiều điều chỉnh giảm giá tại các ngân hàng khi Vietcombank và VietinBank cùng hạ tiếp 35 đồng ở cả hai chiều mua bán. Các nhà băng còn lại có mức giảm ít hơn từ 5 đến 20 đồng so với mức niêm yết cùng giờ sáng qua.

Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.360 – 23.420 VND/USD còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 23.715 - 23.800 VND/USD. Trong đó, Eximbank có giá mua USD cao nhất còn giá bán USD thấp nhất nằm ở BIDV.

Theo số liệu được công bố vào tháng 3/2022, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức cao kỷ lục: gần 110 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó, Ngân hàng Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng 3 mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán một lượng lớn dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá (ước gần 20% dự trữ ngoại hối). Điều này đã khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống dưới mức khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi về mức thấp hơn 3 tháng nhập khẩu.

Trong báo cáo mới phát hành của VNDirect, năm 2023, các chuyên gia tại đây kỳ vọng thặng dư thương mại đạt mức 13,4 tỷ USD, từ mức thặng dư thương mại 12,4 tỷ USD trong năm 2022. Ngoài ra tài khoản vãng lai chuyển sang thặng dư ở mức 1,4% GDP vào năm 2023 từ mức thâm hụt dự kiến là 0,8% GDP trong năm 2022.

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ phục hồi lên mức 3,3 tháng nhập khẩu và đạt 102 tỷ USD vào cuối năm 2023 từ mức hiện tại là 90 tỷ trong năm 2022.

Biến động nhân sự ngân hàng năm 2022: MSB gia tăng số lượng nhân viên nhanh nhất

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố của 27 ngân hàng niêm yết, tính đến cuối năm 2022, các nhà băng đang có ...

ACB lên kế hoạch trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 25%

Theo báo cáo cập nhật chuyên gia phân tích của Chứng khoán KB (KBSV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây đã thông tin ...

"Nóng lòng" thu hồi nợ, Agribank tiếp tục rao bán khoản nợ gần 15 tỷ đồng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Thăng Long thông báo bán đấu giá khoản nợ số 257.

Hoàng Quyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán