Theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian thực hiện được ấn định từ 2021 đến 2023.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi khác.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ cần lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế và khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số..
Ngoài ra, phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số để làm chủ các công nghệ cốt lõi trong Chính phủ số, trước hết là các công nghệ điện toán đám mây, bảo mật, an toàn, an ninh mạng, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, các nền tảng cho phát triển các ứng dụng chuyên ngành.
Việt Nam hiện tại chưa có quy định nào đối với hoạt động hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo và cũng chưa cấp phép hoạt động cho sàn ngoại hối, tiền ảo nào. Do đó, các hoạt động mua, bán, giao dịch tiền ảo thông qua các sàn quốc tế sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Song, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác nghiên cứu nhằm đề xuất các cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng và nhiệm vụ được giao.
Linh Đan
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|