Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2023 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Ngân hàng Nhà nước đã trình phương án tăng vốn cho Agribank |
Trong đó, cơ quan này cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt. Đồng thời trình Thủ tướng và dự thảo tờ trình Quốc hội về phương án tăng vốn điều lệ của Agribank.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo Vietcombank, Vietinbank, BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 1/2023, vốn điều lệ của 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180.400 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 7,3 triệu tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5,3 triệu tỷ đồng.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023, ông Phạm Đức Ẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết do vốn điều lệ thấp, Agribank không còn đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu để tăng trưởng tín dụng. Vì vậy trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Agribank chỉ ở mức thấp so với bình quân chung toàn hệ thống.
Việc cấp vốn điều lệ cho Agribank là việc rất cấp thiết để Agribank đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2023 phục vụ cho nhu cầu vốn của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tam nông.
Do đó, ông kiến nghị Chính phủ tạm ứng cấp vốn điều lệ cho ngân hàng 6.753 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua dự toán ngân sách cấp vốn điều lệ cho Agribank trong năm 2023.
Trao đổi với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Vietcombank đang triển khai 3 nội dung tăng vốn.
Phương án 1, theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2022 đã thông qua là tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019, với tỉ lệ phát hành tăng vốn 18,1%. Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đề xuất tăng vốn này. Nếu không có gì thay đổi, một tháng nữa Vietcombank sẽ hoàn thành tăng vốn theo phương án này.
Phương án 2, được Đại hội đồng cổ đông bất thường mới đây đã thông qua, là tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ tăng thêm là 58,4%. Như vậy vốn điều lệ mới dự kiến đạt khoảng 75.000 tỷ đồng.
Phương án 3, kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Dự kiến, Vietcombank sẽ chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại trong năm 2023-2024.
Theo lãnh đạo Vietcombank, chủ trương tăng vốn đã được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Còn với mức tăng vốn cao như phương án 2 thì phải được Quốc hội thông qua.
VNDirect gợi ý 6 cổ phiếu mang đến cơ hội đầu tư cho tháng 5 Trong báo cáo chiến lược tháng 5 của Công ty CP Chứng khoán VNDirect, thị trường điều chỉnh mở ra cơ hội tốt để mua ... |
MBKE: Tăng trưởng tín dụng sẽ mạnh hơn vào cuối năm 2023 Chứng khoán Maybank (MBKE) dự báo cùng với sự phục hồi dần của các hoạt động sản xuất, sẽ nâng tăng trưởng tín dụng mạnh ... |
Fed tăng lãi suất lần thứ 10 tác động không nhiều đến kinh tế Việt Nam Các chuyên gia cho rằng, việc Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % lần này tác động tới thị trường Việt Nam không lớn ... |
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|