Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của 28 ngân hàng thương mại trong nước cho thấy tổng lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm 36% so với cùng kỳ, xuống còn 5.324 tỷ đồng.
Trong bảng xếp hạng này, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là ngân hàng dẫn đầu về thu nhập từ chứng khoán đầu tư với 1.243 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ảnh minh họa |
Theo sau là hai ngân hàng tư nhân khác Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) với 813 tỷ đồng và 572 tỷ đồng lãi thuần từ chứng khoán đầu tư.
Đáng chú ý, TOP 10 ngân hàng thu lãi nhiều nhất từ mảng chứng khoán đầu tư chỉ có duy nhất sự xuất hiện của BIDV trong nhóm “Big 4”. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ghi nhận lãi thuần từ mảng này là 117 tỷ đồng.
Với hai ông lớn nhóm quốc doanh còn lại, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ghi nhận lãi thuần của mảng này là 84 tỷ đồng, trong khi Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) lại lỗ hơn 106 tỷ trong 9 tháng đầu năm.
Xét đến tốc độ tăng trưởng, trong 26 ngân hàng khảo sát chỉ 8 ngân hàng có thu nhập từ mảng này tăng, trong khi có đến 13 ngân hàng giảm và 7 ngân hàng ghi nhận lỗ.
Ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) khi mảng chứng khoán đầu tư mang về 343 tỷ đồng, tăng đột biến 4771% so với con số 7 tỷ đồng cùng kỳ 2021.
Các ngân hàng khác cũng có thu nhập từ chứng khoán đầu tư 9 tháng tăng mạnh bao gồm: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tăng trưởng 346% so cùng kỳ; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tăng trưởng 213%; Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) tăng trưởng 87%; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng trưởng 55%,...
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng có lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm trong 9 tháng đầu năm gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đi lùi 87% so cùng kỳ; Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) sụt giảm 89%; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giảm 78%; Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) giảm 64% so cùng kỳ,...
Nhóm ngân hàng ghi nhận lỗ trong mảng này có thể kể đến: Sacombank, Ngân hàng Bản Việt, ABBank, VIB, VietinBank, BaoVietBank và OCB lỗ sâu nhất.
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư của 28 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm |
Chứng khoán đầu tư bao gồm hai loại chính: chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi… và chứng khoán vốn (cổ phiếu). Trong đó, trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu chính phủ) thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bộ phận này. Khi nắm giữ chứng khoán đầu tư, ngân hàng kì vọng nhận được hai nguồn thu nhập bao gồm các khoản lãi định kì (lãi coupon) và lãi từ chênh lệch giá mua và giá bán. Trong đó, các khoản lãi coupon nhận định kì sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập lãi thuần, còn lãi từ chênh lệch giá mua – bán sẽ được hạch toán vào lãi thuần từ chứng khoán đầu tư theo khoản mục thu nhập và chi phí mua bán chứng khoán đầu tư. |
Agribank rao bán hàng loạt bất động sản để siết nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Bình Thạnh thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo. |
Thêm một Phó Tổng Giám Đốc VIB đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Trần Nhất Minh – Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc Khối ... |
SSI: Mặt bằng lãi suất huy động nhiều ngân hàng đã cao hơn vùng trước COVID-19 Trong báo cáo thị trường tiền tệ tuần, SSI cho biết, tính đến hiện tại mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng ... |
Hồng Giang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|