Theo đó, ngân hàng này dự kiến sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào thứ Năm, ngày 4/4/2024 tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, HOSE: ACB) |
Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ là ngày 1/3/2024. Trên website của ACB hiện vẫn chưa đăng tải thông tin về nội dung hay các tờ trình cần thông qua trong cuộc họp.
Về tình hình kinh doanh, Trong quý 4/2023, khoản lãi từ chứng khoán đầu tư đạt hơn 1.358 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận mức lỗ hơn 2,7 tỷ đồng, theo đó "gánh" cả quý 4 của ngân hàng này khi hầu hết các nguồn thu đều sụt giảm.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tại ACB giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt hơn 6.289 tỷ đồng. Các khoản thu ngoài lãi khác cũng kém khả quan như lãi từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối giảm lần lượt 22% và 94% so với cùng kỳ, đạt 727 tỷ đồng và 28 tỷ đồng. Ngân hàng cũng ghi nhận 2 khoản lỗ hơn 13 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động khác.
Chi phí hoạt động tiết giảm hơn 26% so với năm ngoái, xuống còn hơn 3.013 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ACB đạt hơn 5.365 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Ngân hàng này dành hơn 321 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, do đó lợi nhuận trước thuế quý 4/2023 đạt 5.048 tỷ đồng, tăng 40% so với quý 4/2022.
Tính chung cả năm 2023, hoạt động cốt lõi của ACB là thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 6% so với năm trước, ghi nhận đạt 24.960 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng này chuyển từ lỗ sang lãi hơn 168 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận khoản lãi tăng đột biến, đạt hơn 2.647 tỷ đồng, trong khi năm trước chỉ thu được gần 21 tỷ đồng.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng, ACB có tổng cộng 73.463 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, trong đó có gần 44.904 tỷ đồng chứng khoán sẵn sàng để bán và gần 28.560 tỷ đồng chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
Trong năm 2023, ACB dành ra đến 1.804 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi năm trước chỉ trích 71 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lãi trước thuế của ngân hàng này vẫn tăng 17% so với năm trước, đạt trên 20.068 tỷ đồng - gia nhập nhóm các ngân hàng có lợi nhuận trước thuế trên 20.000 tỷ đồng.
Năm 2023, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở ĐHĐCĐ, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành. Lợi nhuận năm 2023 của ACB xếp thứ 7 toàn ngành (bao gồm cả Agribank chưa công bố báo cáo tài chính).
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt 719.000 tỷ đồng, tăng 18,2% so với đầu năm. Trong đó, quy mô tín dụng của ACB đạt gần 488.000, tăng 17,9%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Quy mô huy động đến cuối năm 2023 của ACB đạt gần 483.000, tăng 16,6% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ CASA tăng trưởng mạnh mẽ, ở mức 22% và đứng TOP 5 về tỷ lệ CASA toàn ngành.
Tuy nhiên, chất lượng tài sản của ACB lại kém khả quan hơn so với thời điểm hồi đầu năm. Cụ thể, nếu không tính gần 4.575 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tính đến cuối năm 2023, tổng nợ xấu của ACB ghi nhận 5.887 tỷ đồng, tăng tới 93% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng tới 113% và 140%. Theo đó kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ngân hàng này tăng từ 0,74% hồi đầu năm lên 1,22% khi kết thúc quý cuối cùng của năm 2023.
Thị trường chứng khoán ngày 29/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Thị trường thiếu điểm nhấn, VN-Index kết tuần giảm nhẹ; Thêm cổ phiếu họ FLC bị hủy niêm yết bắt buộc; QNP giải đáp "thắc ... |
Lãi lớn từ chứng khoán đầu tư, ACB báo lợi nhuận quý 4 tăng 40% Nhờ thu từ chứng khoán đầu tư tăng đột biến cùng với việc tiết giảm chi phí hoạt động đã giúp ACB ghi nhận lợi ... |
Thu Thảo (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|