Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư chậm 2 năm liên tiếp sẽ miễn nhiệm cán bộ |
Hạn chế tình trạng bổ nhiệm "thần tốc"
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ là phải hoàn thiện các thể chế, quy định về công tác cán bộ. Vì vậy, trong những năm đầu của nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã tiến hành sơ kết, tổng kết các chủ trương, nghị quyết lớn và ban hành nhiều quy định, kết luận trên lĩnh vực cán bộ.
Trong bài viết "Chủ trương mới về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ" đăng trên báo Quảng Trị, đồng chí Phan Văn Phụng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết: Căn cứ các quy định của trung ương, với chủ trương mỗi khâu trong công tác cán bộ cần được điều chỉnh bằng một quy định cụ thể nhằm tạo sự đồng bộ về thể thức, thẩm quyền, tăng tính pháp lý trong triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã chủ động, kịp thời chỉ đạo cụ thể hóa thành các văn bản của tỉnh.
Trong đó, gần đây nhất Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Quy định số 906- QĐ/TU, ngày 17/1/2023 "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử", Quy định số 907-QĐ/ TU, ngày 17/1/2023 "về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ", Thông báo số 405-TB/TU, ngày 30/1/2023 "về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý sau khi bị kỷ luật" với nhiều quan điểm, chủ trương, cách làm mới.
Xác định một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả, hạn chế tiêu cực trong công tác cán bộ là phải xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm cán bộ một cách đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp.
Trong các quy định lần này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã tiếp tục hoàn thiện, quy định cụ thể, chi tiết hơn về tiêu chuẩn bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nguồn quy hoạch, độ tuổi, sức khỏe, mức độ xếp loại cán bộ hằng năm, hồ sơ, lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập...
Trong đó, nhằm hạn chế tình trạng bổ nhiệm "thần tốc", tạo điều kiện cho cán bộ từng bước tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị bổ sung thêm tiêu chuẩn "cán bộ khi được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất 2 năm, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định".
Đây là một chủ trương mới, vừa mang tính bắt buộc, vừa linh hoạt nhằm kiểm soát tốt nguồn nhân sự để bổ nhiệm cán bộ, song cũng có cơ chế đối với các trường hợp cán bộ có năng lực, phẩm chất nổi trội, cán bộ trẻ có chiều hướng, điều kiện để phát triển hoặc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của một số cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù.
Bên cạnh tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, một trong những nội dung quan trọng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị tập trung hoàn thiện là quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Thực tiễn công tác cán bộ thời gian qua, nhất là trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đặt ra một số trường hợp khi đề xuất nhân sự bổ nhiệm song chưa có quy định về quy trình cụ thể nên quá trình thực hiện có nơi lúng túng, dễ xảy ra sai phạm, đơn thư khiếu nại, phản ánh.
Vì vậy, trong quy định về bổ nhiệm cán bộ lần này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã cụ thể hóa quy trình đối với 7 trường hợp, gồm quy trình từ nguồn tại chỗ; nguồn tại chỗ là tỉnh ủy viên; nguồn từ nơi khác; nguồn trong quy hoạch; đối với nhân sự khi thành lập mới, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức; đối với việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ tương đương chức vụ đang đảm nhiệm và trường hợp đặc thù ở các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tương ứng với mỗi quy trình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quy định rõ về thành phần, trình tự, phương pháp, nguyên tắc lựa chọn nhân sự ở các bước nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện, đảm bảo dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát.
Bằng Quy định số 907-QĐ/TU, lần đầu tiên việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị tỉnh được điều chỉnh bằng một quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Với 6 căn cứ để xem xét miễn nhiệm (bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao
Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định
Có 2 năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm).
Với 4 căn cứ để xem xét từ chức (do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng
Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; vì lý do chính đáng khác của cá nhân), cán bộ lãnh đạo, quản lý nếu không còn đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực, uy tín sẽ bị thay thế mà không cần phải chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn giữ chức vụ.
Qua đó, sẽ góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý; khắc phục tình trạng trì trệ, yên vị và hình thành văn hóa từ chức, coi đó là việc bình thường trong công tác cán bộ.
Bên cạnh quy định cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật (trong 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, 30 tháng đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, 60 tháng đối với hình thức kỷ luật cách chức), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ bị kỷ luật khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Nếu cán bộ tự nguyện xin từ chức và còn thời gian công tác trên 5 năm thì sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác khác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật.
Sau thời gian theo quy định ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm giữ chức vụ tương đương với chức vụ đã đảm nhiệm.
Ngược lại, nếu cán bộ không tự nguyện xin từ chức mà đủ căn cứ để cấp có thẩm quyền miễn nhiệm thì chỉ được bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý).
Những chủ trương mới nêu trên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác cán bộ; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng quy trình, tạo tiền đề để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|