Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho EU; Mỹ tăng cường nhập khẩu nhiên liệu điện hạt nhân

(Banker.vn) Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng Đức không khôi phục hoạt động hệ thống này.
Châu Á trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu năm 2024 Hé lộ số tiền châu Âu cần đầu tư để đáp ứng nhu cầu khí đốt Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến tiếp tục tăng; châu Âu “không ngại” thiếu khí đốt

Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho EU

Theo đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson, Tổng thống Putin cho biết, vấn đề không chỉ là Dòng chảy phương Bắc 1 đã bị hư hỏng do các vụ nổ. Dòng chảy phương Bắc 2 cũng đã bị phá hoại, nhưng có 1 ống dẫn trong hệ thống này vẫn còn nguyên vẹn và có thể vận hành được.

Nga có thể cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU) qua đường ống dẫn này nhưng Đức không khôi phục hoạt động hệ thống này”, ông Putin nhấn mạnh.

Ngoài ra, có một tuyến đường ống khác qua Ba Lan, có tên gọi là Yamal-châu Âu, cũng có thể dẫn được một lượng lớn khí đốt nhưng Ba Lan cũng đã đóng cửa đường ống này.

Khi dot Nga
Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho EU. (Ảnh minh họa)

Trước đó, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, nước này sẵn sàng thảo luận về việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho EU khi thỏa thuận quá cảnh với Ukraine hết hạn vào cuối năm 2024

Theo thỏa thuận 5 năm giữa Moscow và Kiev vào năm 2019, Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua Ukraine và trả phí cho Ukraine để sử dụng mạng lưới đường ống của nước này.

Thỏa thuận vẫn tiếp tục bất chấp cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, mặc dù việc cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu đã giảm kể từ đó.

Mỹ tăng cường nhập khẩu nhiên liệu điện hạt nhân từ Nga

Theo các số liệu thống kê, Mỹ đã nhập khẩu uranium của Nga với trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Nga vẫn là nhà cung cấp uranium hàng đầu cho Mỹ xét về mặt giá trị tiền tệ. Dựa trên khối lượng, Moscow là nhà cung cấp lớn thứ 4 cho Mỹ, với Canada ở vị trí hàng đầu. Được biết, Mỹ có trữ lượng uranium riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân.

Trong khi đó, Nga có tổ hợp làm giàu uranium lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu. Theo một số ước tính, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm đầu tư lớn để phá bỏ sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu uranium đã làm giàu của Nga dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân.

Theo Bộ Năng lượng Nga, điện hạt nhân đóng góp gần 20% lượng điện được tạo ra ở Mỹ.

Vào tháng 12/2023, Quốc hội Mỹ đã nỗ lực đưa ra lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại nước này.

Theo truyền thông Nga, dự luật bị đình trệ tại Thượng viện, nhưng việc Washington mua uranium của Nga đã tăng gấp đôi trong tháng đó lên 193,2 triệu USD. Do đó, tổng giá trị lô hàng trong năm đã tăng 43%, đạt kỷ lục mới là 1,2 tỷ USD.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương