Nga quyết ngăn chặn nhiều nước tham gia vào cuộc chiến ở Trung Đông; Israel “cảnh báo nóng” Hamas

(Banker.vn) Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow đang làm mọi cách để tránh lôi kéo ngày càng nhiều nước vào cuộc chiến ở Trung Đông.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/6/2024: Ukraine tập kích tên lửa Sevastopol khiến nhiều người thương vong Chiến sự Nga-Ukraine 25/6/2024: Nga không “đàm phán ngầm” với bất kỳ ai; Ukraine không thể ngăn chặn bước tiến của Nga

Xung đột Israel-Hamas

Miền nam Síp trở thành căn cứ cho các hoạt động chống lại Dải Gaza. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho rằng, một số nước đang sử dụng Cộng hòa Síp làm bàn đạp cho các hoạt động chống lại Dải Gaza, điều này sẽ không có lợi cho cả Hy Lạp hay Kazakhstan.

Chúng tôi liên tục thấy trong các báo cáo tình báo rằng Síp đang được một số nước lợi dụng cho các hoạt động chống lại Dải Gaza. Nơi này đã trở thành một trung tâm hoạt động. Khi vấn đề được nêu ra, họ bất ngờ tuyên bố có căn cứ hậu cần, ở đó hóa ra có những hoạt động che giấu về tình trạng căn cứ quân sự. Việc sử dụng nó cho các hoạt động ở Trung Đông sẽ không mang lại lợi ích cho cả phía Síp và Hy Lạp”, ông Fidan nói.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, các nước trong khu vực “đối mặt với mối đe dọa lớn về sự lan rộng” của cuộc xung đột ở Dải Gaza, “nguy cơ này sẽ còn tồn tại chừng nào khi Israel vẫn tiếp tục chiến sự”.

Nga làm mọi cách ngăn chặn nhiều nước tham gia vào cuộc chiến ở Trung Đông. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố trong cuộc họp báo sau cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Belarus Sergei Aleynik, Moscow đang làm mọi cách để tránh lôi kéo ngày càng nhiều nước vào cuộc chiến ở Trung Đông.

Theo ông Lavrov, giới lãnh đạo Iran, giống như chính quyền Nga “xuất phát từ việc tuyệt đối không thể chấp nhận những hành động khiêu khích nhằm mục đích mở rộng khu vực hoạt động quân sự”. “Chúng tôi biết rõ ai đứng đằng sau những ý tưởng này”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Mỹ phản đối Israel tiếp tục hoạt động quân sự ở Dải Gaza. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết, Mỹ phản đối việc Israel tiếp tục các hoạt động quân sự ở Dải Gaza, sau khi Thủ tướng Israel ông Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ tiếp tục tấn công Dải Gaza cho đến khi Hamas bị đánh bại.

Đó chỉ là công thức dẫn đến xung đột tiếp diễn, tiếp tục bất ổn và mất an ninh tiếp tục đối với Israel. Chúng tôi nghĩ rằng hành động quân sự tiếp tục ở Dải Gaza chỉ làm cho Israel yếu đi, khiến việc đạt được một giải pháp ở phía bắc trở nên khó khăn hơn, gây thêm bất ổn ở Bờ Tây và khiến Israel khó bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng hơn”, ông Miller nói.

Người phát ngôn lưu ý, Mỹ cũng phản đối đề xuất của ông Netanyahu rằng Israel có thể phải duy trì “quyền kiểm soát quân sự” đối với Dải Gaza.

Chúng tôi muốn thấy một sự chuyển đổi sang môi trường an ninh khác và cuối cùng là chuyển sang một Dải Gaza và Bờ Tây thống nhất”, ông Miller nhấn mạnh.

Nga quyết ngăn chặn nhiều nước tham gia vào cuộc chiến ở Trung Đông; Israel “cảnh báo nóng” Hamas
Mỹ phản đối Israel tiếp tục hoạt động quân sự ở Dải Gaza. Ảnh: AP

Israel “cảnh báo nóng” Hamas. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, nước này vẫn thực hiện cam kết đề xuất ngừng bắn tại Dải Gaza và thỏa thuận trao đổi con tin.

"Israel sẽ tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin, vốn đã nhận được sự đồng thuận từ Tổng thống Biden. Điều thứ hai, không hề trái ngược với quan điểm đầu tiên, chúng tôi sẽ không kết thúc cuộc chiến cho đến khi tiêu diệt được Hamas”, ông Netanyahu nói.

Ai Cập phối hợp với Liên Hợp Quốc gửi viện trợ tới Dải Gaza. Kênh truyền hình tin tức Al-Qahera News dẫn một nguồn tin cấp cao cho biết, trong 3 tuần qua Ai Cập đã phối hợp với Liên Hợp Quốc để gửi 2.272 xe tải vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu Karm Abu Salem do Israel kiểm soát.

Theo nguồn tin này, việc phối hợp với Liên Hợp Quốc chỉ là biện pháp tạm thời cho đến khi nối lại hoạt động của cửa khẩu Rafah bên phía Palestine đang bị Israel chiếm đóng kể từ đầu tháng 5. Nguồn tin tái khẳng định Ai Cập bác bỏ bất kỳ hoạt động nào qua cửa khẩu Rafah dưới sự kiểm soát của lực lượng chiếm đóng Israel.

Tin nóng thế giới

EU dọa giáng cấp Gruzia. Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về đối ngoại Josep Borrell khẳng định, EU sẽ hạ cấp liên lạc chính trị với Georgia (Gruzia) và cân nhắc việc đóng băng các khoản hỗ trợ tài chính đối với Tbilisi sau khi nước này thông qua đạo luật "tổ chức nước ngoài" gây tranh cãi.

Đạo luật yêu cầu các tổ chức nhận trên 20% vốn từ nước ngoài phải đăng ký với tư cách "tổ chức chịu ảnh hưởng của nước ngoài", bị phương Tây chỉ trích là động thái "độc đoán kiểu Điện Kremlin", do Nga cũng duy trì quy định có nhiều nét tương đồng.

Phát biểu tại cuộc họp ngoại trưởng các nước thành viên EU ở Luxembourg, ông Borrell cho hay, Chính phủ Georgia đang lôi kéo nước này ra xa khỏi EU, dù Tbilisi đã chính thức nêu mong muốn gia nhập liên minh này.

Pháp- Macron cảnh báo “nguy cơ nội chiến”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, cả đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) và liên minh cánh tả Mặt trận Nhân dân mới (NPF) - những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội - đều gây nguy cơ dẫn đến “nội chiến” ở Pháp.

Ông Macron nói rằng, tuyên ngôn của đảng RN và các giải pháp của họ để giải quyết nỗi sợ hãi về tội phạm và nhập cư đều dựa trên "sự kỳ thị hoặc chia rẽ".

"Tôi nghĩ rằng các giải pháp mà phe cực hữu đưa ra là không thể chấp nhận được, bởi vì họ đang phân loại mọi người theo tôn giáo hoặc nguồn gốc và đó là lý do tại sao điều đó có thể dẫn đến chia rẽ và nội chiến", ông Macron nói.

Tổng thống Pháp đưa ra chỉ trích tương tự đối với đảng cực tả Nước Pháp không cúi đầu (France Unbowed - LFI), một phần của liên minh NPF.

"Có một cuộc nội chiến đằng sau đó nếu bạn chỉ phân loại mọi người theo quan điểm tôn giáo của họ hoặc cộng đồng mà họ thuộc về. Đó là một cách biện minh cho việc cô lập họ khỏi cộng đồng quốc gia rộng lớn hơn và trong trường hợp này, bạn sẽ gây ra một cuộc nội chiến với những người không chia sẻ những giá trị đó", ông Macron nói.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục