Nga cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3, cổ phiếu phân đạm - dầu khí kỳ vọng hưởng lợi?

(Banker.vn) Thủ tướng Nga vừa phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng, tính từ ngày 1/3/2024.

Theo thông báo mới nhất, Thủ tướng Liên bang Nga - ông Mikhail Mishustin ngày 26/2 đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3/2024. Các nguồn thạo tin cho biết quyết định này được đưa ra nhằm tăng hạn mức bán dầu diesel trên sàn giao dịch lên 16%.

Nga cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3, cổ phiếu phân đạm - dầu khí kỳ vọng hưởng lợi?
Nga sẽ cấm xuất khẩu dầu khí từ ngày 1/3/2024.

Lệnh cấm xuất khẩu tạm thời không áp dụng đối với khối lượng cung cấp đã thỏa thuận cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), Mông Cổ, Uzbekistan, Abkhazia và Nam Ossetia. Phó Thủ tướng Alexander Novak đã đề nghị Thủ tướng tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu. Trong bức thư ngày 21/2, ông Novak lưu ý rằng mùa nhu cầu nhiên liệu tăng cao sẽ sớm bắt đầu trên thị trường nội địa, gắn liền với giai đoạn canh tác mùa xuân, sửa chữa theo lịch trình tại các nhà máy lọc dầu, cũng như kỳ nghỉ Hè.

Ông Novak viết: “Để giải quyết nhu cầu cao điểm đối với các sản phẩm xăng dầu, cần thực hiện các biện pháp giúp ổn định giá trên thị trường sản phẩm xăng dầu trong nước".

Giá trên sàn giao dịch đối với xăng AI-92 và AI-95, cũng như nhiên liệu diesel mùa Hè, đã tăng 8-23% kể từ đầu năm, trong khi ở phân khúc bán buôn, tốc độ tăng giá xăng thấp hơn từ 1,6-6% và giá dầu diesel rẻ hơn Giá bán lẻ xăng AI-92 và AI-95 đã giảm lần lượt 2 và 1 kopecks mỗi lít.

Giá dầu diesel mùa Hè giảm 0,1%, tương đương 7 kopecks/lít trong khi giá mùa Đông vẫn ở mức tương tự (1 ruble = 100 kopecks). Trong bối cảnh như vậy, các biện pháp ứng phó hiệu quả sẽ là tăng hạn mức giao dịch sản phẩm dầu mỏ trên sàn giao dịch và áp dụng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu, ông Novak nói.

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu năm ngoái. Tháng 9/2023, Nội các Liên bang Nga đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời xăng và dầu diesel do giá bán buôn tăng mạnh. Biện pháp này đã được dỡ bỏ vào tháng 11. Bộ Năng lượng sau đó thông báo rằng trong hai tháng, thị trường trong nước đã hình thành tình trạng dư thừa nhiên liệu và giá bán buôn xăng trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể.

Động thái trên của Nga có thể sẽ tác động trực tiếp tới giá dầu trên thế giới. Cũng tại hội thảo trực tuyến ngày 26/2, CTCK Vietcap dự báo giá dầu thô năm 2024 sẽ dao động ở mức 82 USD/thùng, cao hơn so với 2023. Giai đoạn 2025-2026, giá dầu dự kiến ở mức 75 USD/thùng, thận trọng hơn nếu so với dự báo của Bloomberg.

Trong dài hạn, ngoài việc giá dầu neo cao, tâm điểm của ngành dầu khí đang là dự án Lô B – Ô Môn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đặt mục tiêu vốn đầu tư năm 2024 là 49.200 tỷ đồng, tăng 57% so với năm trước, gấp 2 lần mức đầu tư đỉnh điểm vào 2025, chủ yếu dành cho dự án. Điều này cho thấy cam kết của PVN về việc được ra quyết định đầu tư cuối cùng vào tháng 4/2024. Các công ty con của PVN cũng có kế hoạch vốn đầu tư đáng kể, như PVEP, PVTrans (Mã: PVT), PV Drilling, PTSC.

Trước động thái trên, 2 nhóm cổ phiếu dầu khí và phân đạm đều có những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch hôm nay. Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 27/2, sắc xanh đồng loạt bao trùm tại các nhóm cổ phiếu này. Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, các cổ phiếu như DCM, DPM hay BSR đang cho điểm mua tương đối đẹp.

Danh sách mua 130 triệu cổ phiếu phát hành của HAGL đã được ấn định

Với số tiền 1.300 tỷ đồng, HAGL sẽ dùng khoảng 330,5 tỷ đồng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi cho ...

Cổ phiếu HPG dẫn dắt nhóm thép, VN-Index trở lại mốc 1.230 điểm

Trong phiên giao dịch sáng thứ Ba, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với đà tăng của nhóm cổ ...

Nhu cầu chất bán dẫn tăng cao, cổ phiếu DGC "sáng cửa" vượt đỉnh lịch sử

Cổ phiếu DGC tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch đầu tuần. Đà tăng của cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp ...

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán