Giá xăng dầu hôm nay 26/2/2024: Ghi nhận tuần lao dốc "thê thảm" | |
Giá xăng dầu hôm nay 27/2/2024: Ghi nhận giảm nhẹ |
Theo một số nguồn thạo tin cho hay, quyết định này được đưa ra nhằm tăng hạn mức bán dầu diesel trên sàn giao dịch lên 16% và được tính bắt đầu từ ngày 1/3/2024. Lệnh cấm xuất khẩu tạm thời không áp dụng đối với khối lượng cung cấp đã thỏa thuận cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), Mông Cổ, Uzbekistan, Abkhazia và Nam Ossetia.
Nguồn ảnh: Internet |
Phó Thủ tướng Alexander Novak đề nghị thủ tướng tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu. Ông Novak lưu ý rằng mùa nhu cầu nhiên liệu tăng cao sẽ sớm bắt đầu trên thị trường nội địa gắn liền với giai đoạn canh tác mùa xuân, sửa chữa theo lịch trình tại các nhà máy lọc dầu, cũng như kỳ nghỉ hè.
Giá trên sàn giao dịch đối với xăng AI-92 và AI-95, cũng như nhiên liệu diesel mùa hè đã tăng 8–23% kể từ đầu năm. Trong khi ở phân khúc bán buôn, tốc độ tăng giá xăng thấp hơn - 1,6 –6% và giá dầu diesel rẻ hơn giá bán lẻ xăng AI-92 và AI-95 đã giảm lần lượt 2 và 1 kopecks mỗi lít.
Theo đó, giá dầu diesel mùa hè giảm 0,1%, tương đương 7 kopecks/lít trong khi giá mùa đông vẫn ở mức tương tự (1 ruble = 100 kopecks). Trong bối cảnh như vậy, các biện pháp ứng phó hiệu quả sẽ là tăng hạn mức giao dịch sản phẩm dầu mỏ trên sàn giao dịch và áp dụng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu, ông Novak nói.
Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu năm ngoái. Tháng 9/2023, Nội các Liên Bang Nga đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu tạm thời xăng và dầu diesel do giá bán buôn tăng mạnh. Biện pháp này đã được dỡ bỏ vào tháng 11. Bộ Năng lượng sau đó thông báo rằng trong hai tháng, thị trường trong nước đã hình thành tình trạng dư thừa nhiên liệu và giá bán buôn xăng trên sàn giao dịch đã giảm đáng kể.
Mỹ liệt 14 tàu chở dầu thuộc tập đoàn vận tải biển của Nga vào danh sách đen
Mỹ ngày 23/2 đã đưa 14 tàu chở dầu của Nga vào danh sách đen, trong nỗ lực nhằm cắt giảm nguồn thu dầu khí của nước này bằng cách áp dụng mức giá trần mà phương Tây đã đưa ra đối với dầu thô của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn vận tải biển hàng đầu của Nga Sovcomflot, cho công ty 45 ngày để tháo dầu và dỡ các hàng hóa khác khỏi 14 tàu chở dầu của mình trước khi lệnh trên được thực thi.
Trước đó, một liên minh bao gồm Nhóm các nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7), Liên minh châu Âu và Australia đã áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga. Quy định mức giá trần được đưa ra nhằm hạn chế nguồn lợi nhuận của Nga đồng thời vẫn cho phép các nguồn cung từ nước này đến với các thị trường năng lượng.
Kể từ khi mức giá trần được áp dụng, doanh thu của Nga đã sụt giảm. Mỹ cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Nga nhằm vào hơn 500 cá nhân và tổ chức nhân cột mốc 2 năm xung đột Nga-Ukraine.
Anh đã công bố hơn 50 biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Anh, những biện pháp trừng phạt nói trên nhắm vào 14 thực thể và cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất đạn dược và vũ khí như hệ thống phóng rocket, tên lửa và các loại chất nổ.
Trong danh sách này có nhà máy sản xuất vũ khí Sverdlov của Nga, một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, 3 công ty của Trung Quốc và 2 thực thể ở Belarus. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt mới cũng nhằm vào các công ty điện tử và nhà kinh doanh kim cương và dầu mỏ của Nga. Cho đến nay, Anh đã áp đặt trừng phạt đối với tổng cộng 2.000 cá nhân, công ty và nhóm liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraine.
Linh Linh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|