Nên mua xe máy lắp phanh kết hợp hay phanh ABS? Phanh nào sử dụng an toàn hơn?

(Banker.vn) Không giống như ABS, phanh kết hợp không được nhiều người biết đến dù xuất hiện nhiều trên các mẫu xe máy tay ga phổ thông. Có cấu tạo đơn giản hơn hệ thống chống bó cứng phanh ABS, vậy phanh kết hợp có an toàn không?

Xe máy Honda Lead phiên bản Đặc biệt giá bao nhiêu: Liệu có đáng xuống tiền?

"Cực phẩm" trong làng xe máy ra mắt với diện mạo "hút hồn" phái mạnh: SH350i "thấp thỏm lo âu"

Bên cạnh những trang bị tiện ích và công nghệ, các hãng xe máy ngày nay thường chú ý hơn đến tính năng an toàn. Trong đó, hệ thống phanh là một trong những trang bị được các hãng "để tâm" nhiều nhất và phải kể đến hệ thống chống bó cứng phanh ABS hay phanh kết hợp.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Phanh kết hợp là tên gọi của loại phanh kết hợp giúp phân bổ lực phanh lên cả bánh trước và bánh sau. Phanh kết hợp có kết cấu khá đơn giản, gồm hệ thống dây phanh và một bộ điều chỉnh áp lực phanh, có chức năng phân bổ lực phanh xuống 2 cụm phanh ở bánh trước và sau. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh kết hợp cũng dễ hiểu. Khi người lái bóp phanh sau, lực phanh sẽ được bộ điều chỉnh áp lực phanh phân phối đều xuống cả hai cụm phanh trước và sau. Nhờ vậy, hiệu quả phanh sẽ được tăng lên, giúp giảm quãng đường phanh và cải thiện độ an toàn.

Trong khi đó, hệ thống phanh ABS có cấu tạo phức tạp hơn phanh kết hợp, gồm bộ điều khiển trung tâm (ECU), thiết bị cảm biến đo tốc độ, bơm và van điều chỉnh áp lực phanh. Nguyên lý hoạt động của phanh ABS là chống lại hiện tượng dính cứng phanh khi phanh gấp, thay vào đó, cụm phanh sẽ xảy ra hoạt động kẹp - nhả liên tục.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Với nguyên lý này, phanh ABS có nhược điểm là kéo dài quãng đường phanh. Tuy nhiên, nhược điểm này không quá ảnh hưởng đến sự an toàn của người ngồi trên xe. Bù lại, điểm cộng của phanh ABS là giúp xe giữ thăng bằng, không bị trượt bánh khi phanh bị bó cứng. Trong khi đó, phanh kết hợp giúp tối ưu quãng đường phanh nhờ phân bổ lực phanh đều ở cả trước và sau.

Với việc hệ thống phanh vẫn bị bó cứng, phanh kết hợp không khác gì phanh thường trong điều kiện đường trơn, trời mưa. Do đó, phanh ABS được đánh giá an toàn hơn phanh kết hợp ở tất cả điều kiện vận hành.

Hiện tại, có 2 loại phanh kết hợp được trang bị cho các mẫu xe máy tại Việt Nam:

- Phanh CBS (Combi Brake System): Được phát triển bởi Honda, là phanh kết hợp có mặt sớm nhất và được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam. Phanh CBS được trang bị cho xe tay ga của Honda, không xuất hiện trên xe số.

- Phanh UBS (Unified Brake System): Được phát triển bởi Yamaha, ra đời sau phanh CBS của Honda. Hiện tại, Yamaha mới chỉ trang bị phanh này cho chiếc Jupiter Finn tại Việt Nam.

Dù không hiện đại như phanh ABS, phanh kết hợp vẫn giúp cải thiện tính an toàn cho xe hơn so với phanh truyền thống. Cấu tạo còn khá đơn giản lại là lợi điểm khi giúp cho giá thành của phanh kết hợp thấp hơn phanh ABS, nhờ đó phổ biến hơn. Hiện tại, các mẫu xe trong tầm giá từ 30 triệu đã được trang bị phanh kết hợp. Nếu không đủ khả năng mua các mẫu xe có phanh ABS, bạn cũng nên mua xe có phanh kết hợp, giúp bạn vững tâm hơn khi lái xe.

Phanh ABS và CBS khác gì nhau? Nên mua xe máy phanh nào thì tốt hơn?

Bên cạnh những trang bị tiện ích, vận hành, thời gian gần đây các hãng xe máy cũng liên tục "chạy đua" về an toàn ...

Phanh xe máy phát ra tiếng kêu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả!

Phanh xe giúp giảm tốc độ và dừng xe khi vào khúc cua, chướng ngại vật, hạn chế tai nạn hoặc va chạm với các ...

Minh Phương (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán