Nên hay không việc "theo chân" các nhà đầu tư nước ngoài?

(Banker.vn) Sau khi giải ngân gần 30.000 tỷ đồng năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng trong gần 2 tháng đầu năm 2023, trước khi có xu hướng đảo chiều trong hơn một tuần gần đây...

Trong chu kỳ tiền rẻ khan hiếm, chứng khoán đảo chiều lao dốc trở thành chỉ số rớt mạnh nhất thế giới năm 2022 thì điểm sáng là khối ngoại đã quay trở lại dẫn dắt thị trường hồi phục. Riêng hai tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 28.807 tỷ đồng, đưa giá trị ròng cả năm đạt kỷ lục với giá trị 26.700 tỷ đồng.

Nên hay không việc

Tính chung cả năm 2022 trên HOSE, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.

Sang đến năm 2023, đà mua ròng của khối ngoại vẫn duy trì tích cực trong tháng đầu của năm khi định giá VN-Index được cho là hấp dẫn nhất nhì khu vực. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ 4.200 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu nếu tính cả giao dịch thỏa thuận đột biến ở EIB thì con số này lên tới 7.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, bất ngờ là xu hướng mua ròng của khối ngoại đột ngột yếu ớt và chấm dứt trong hơn một tuần giao dịch trở lại đây.

Thống kê của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết thanh khoản thị trường tuần qua tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn tăng 29,2% lên mức 12.919 tỷ đồng/phiên. Trong khi đó, giá trị bán ròng của khối ngoại trên HOSE đạt 1.421 tỷ đồng, tăng đến hơn 200% so với tuần trước. Ngược lại, khối ngoại lại mua ròng trên sàn HNX và UPCOM, với giá trị lần lượt đạt 125 tỷ đồng (tăng 98,4% so với tuần trước) và gần 7 tỷ đồng (giảm 58,3%).

“Đà giảm của thị trường trong tuần qua một phần đến từ khối ngoại. khối ngoại chuyển sang bán ròng do lo ngại FED có thể tăng lãi suất điều hành cao hơn kỳ vọng càng làm gia tăng áp lực lên các chỉ số chứng khoán”, nhóm phân tích Công ty chứng khoán VNDirect bình luận.

Gần đây, quỹ ngoại VanEck Vietnam ETF cũng đã thay đổi chỉ số cơ sở sang hướng chỉ gồm các cổ phiếu Việt Nam trong danh mục và huy động khoảng 2.000 tỷ đồng. Các quỹ khác như Fubon, VNDiamond cũng thu hút được dòng tiền của khối ngoại.

Có nên "theo chân" khối ngoại?

Nói về xu hướng trên, Giám đốc Chiến lược đầu tư quỹ SSIAM, ông Barry David Weisblatt nhấn mạnh nguồn vốn mới từ các quỹ VanEck, Fubon, VNDiamond là tín hiệu rất tốt, cho thấy Việt Nam vẫn đang thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trên toàn cầu.

Ngoài ra, tiềm năng từ việc Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market) cũng giúp thị trường có được dòng tiền và cơ hội tốt hơn, điều này đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và bàn luận.

Thực tế, thị trường Việt Nam vẫn mang tính cục bộ với hơn 90% giao dịch đến từ nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có những tác động quan trọng lên xu hướng, do đó rất được giới đầu tư quan sát.

Ông Phạm Lưu Hưng, kinh tế trưởng SSI, nhận thấy nhà đầu tư khá quan tâm đến các xu hướng lớn trên thị trường, bao gồm xu hướng của khối ngoại, nhưng việc áp dụng vào thực tế còn liên quan đến từng cổ phiếu cụ thể và các diễn biến thị trường.

"Nhà đầu tư mới thường giao dịch theo khối ngoại và sau một khoảng thời gian không hiệu quả sẽ quay sang chiến lược khác", ông nói và cho rằng việc mua bán theo động thái của khối ngoại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, quan điểm của mỗi nhà đầu tư.

Thay vào đó, vị chuyên gia khuyến nghị nên quan tâm nhiều hơn đến quan điểm của các quỹ nước ngoài để có cái nhìn mang tính chất dài hạn và chỉ tham khảo đối với một số quỹ có dòng tiền tương đối ngắn hạn.

Trong khi đó, ông Barry nhắc lại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017-2018 đã tăng mạnh sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh mẽ nhưng rồi sau đó lại sụt giảm rất nhanh bởi các yếu tố quốc tế, siết chặt dòng tiền...

Do vậy, bị chuyên gia ngoại tin rằng động thái của Cục dữ trữ liên quan Mỹ (Fed) còn quan trọng hơn rất nhiều so với động thái của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phản ứng khi Fed tăng hay giảm lãi suất để kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Chẳng hạn, nếu Fed tăng lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tăng lãi suất hoặc bán dự trữ ngoại hối, từ đó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu và giá cổ phiếu.

Xiaomi tung cặp "bài trùng" smartphone của năm 2023: Sẵn sàng "chinh chiến" mọi phân khúc

Hai mẫu điện thoại mới nhất nhà Xiaomi này được xem là cặp "bài trùng" nhà Xiaomi với những thông số thực sự ấn tượng, ...

iPhone XS Max giảm không thấy đáy: Vẫn siêu phẩm cao cấp giá rẻ đáng mua nhất hiện nay

iPhone XS Max ra mắt từ 2018 nhưng thiết kế cốt lõi với viền thép sáng bóng và màn hình lớn 6.7 inch tấm nền ...

Samsung tung "quà khủng" dành cho các fan tháng 3: Chỉ 2 triệu mà hiệu năng "ấm lòng"

Thời điểm sắp sang tháng 3, Samsung được cho là đã chuẩn bị một "món quà" chào tháng mới dành cho các fan với mức ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán