Nâng tầm vị thế điện gió, điện mặt trời

(Banker.vn) Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện và thủy điện, trong khi đó, điện gió và điện mặt trời sở hữu lợi thế và lợi ích to lớn lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cả về quy mô đầu tư lẫn hành lang pháp lý.
Nâng tầm vị thế điện gió, điện mặt trời
Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện và thủy điện, trong khi đó, điện gió và điện mặt trời sở hữu lợi thế và lợi ích to lớn lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức cả về quy mô đầu tư lẫn hành lang pháp lý.

Trong một báo cáo mới đây, nhóm phân tích của Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết ngành điện Việt Nam đang được đánh giá là rất giàu tiềm năng tăng trưởng, nhờ nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, sản lượng điện của Việt Nam tăng cao mỗi năm và hàng loạt chính sách khuyến khích từ Chính phủ.

Tuy nhiên, trong cơ cấu phân bổ nguồn điện, sự hiện diện của năng lượng tái tạo đang khá mờ nhạt, trong khi trên thế giới, các quốc gia đang tập trung phát triển và lên kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bài bản, hiệu dụng.

Thủy điện đã hết thời?

Vài năm gần đây, hiện tượng El Nino ngày càng có những diễn biến phức tạp, đến sớm hơn khiến khí hậu Việt Nam thay đổi thất thường, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất điện. Dự báo đến cuối năm 2023, thậm chí nửa đầu năm 2024, Việt Nam có thể hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết, điều kiện thủy văn cực đoan.

Hiện tại, thủy điện Việt Nam chiếm gần 1/3 tổng sản lượng điện, nếu El Nino đến sớm và kéo dài thì chắc chắn người dân sẽ không có đủ điện sinh hoạt, đặc biệt trong những tháng nắng nóng đỉnh điểm.

Bù đắp hao hụt từ thủy điện, nhiệt điện tiếp tục được các nhà lãnh đạo ngành điện tin dùng, là quân "chủ lực" toàn ngành. Trái lại với thủy điện, nhiệt điện than cũng như nhiệt điện khí sẽ hưởng lợi nhờ sản lượng bán và giá điện tăng cao, từ nay cho đến giữa năm 2024, theo nhận định của phía PHS.

Tuy nhiên, ngoài vấn đề liên quan đến môi trường, nhiệt điện cũng vấp phải những khó khăn trong tương lai, chẳng hạn như nguồn cung than trong nước trở nên cạn kiệt, nguồn cung khí chủ yếu từ nhập khẩu với giá thành lớn...

Năng lượng sạch – Dồi dào nhưng lãng phí

Để giải quyết bài toán biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên, lời giải phù hợp nhất hiện tại chính là đa dạng các loại hình sản xuất điện. Ngoài thủy điện và nhiệt điện, các nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió cũng cần được quan tâm đúng mức.

Theo báo cáo của PHS, hiện tại, điện mặt trời và điện gió đã đạt 21.000 MW, chiếm 27% tổng công suất hệ thống điện. Thế nhưng, hai dòng điện mới này lại không còn sức hấp dẫn với nhà đầu tư bởi chính sách giá FIT đã hết hiệu lực, đang bị áp mức giá trần thấp hơn từ 20 - 30% so với giá FIT trước đó.

Đáng nói hơn, để được công nhận vận hành thương mại (COD) nhanh chóng, các nhà đầu tư điện tái tạo còn phải chấp nhận mức giá điện “tạm thời” chỉ bằng 50% so với mức giá trần, chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư nếu sau này giá bán không được EVN hồi tố.

PHS đánh giá, với tình hình hiện tại, các nhà đầu tư buộc phải trì hoãn việc đầu tư vào điện tái tạo đến khi có những giải pháp và chính sách mới từ thượng tầng đi vào thực tiễn, thay vì chỉ quy định khuyến khích bằng các văn bản như hiện nay.

Bên cạnh việc đầu tư chưa tương xứng, sự phân bổ và quy hoạch nhà máy điện tái tạo cũng không đồng đều. Phần lớn dự án điện mặt trời và điện gió đều tập trung ở miền Nam do có nền nhiệt cao, nhiều ngày nắng, sức gió lớn hơn miền Bắc.

Ngoài ra, hệ thống truyền tải điện không đáp ứng được tốc độ mở rộng công suất của điện tái tạo dẫn đến quá tải lưới điện cục bộ, không hấp thụ hết và lãng phí điện năng.

Được biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố tạm ngừng đấu nối điện mặt trời mái nhà từ năm 2021 khiến các doanh nghiệp vẫn mòn mỏi chờ cơ chế. Ngày 16/3, EVN đã cho dừng huy động phần công suất 172,12 MW của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam với lý do chưa đủ điều kiện hoạt động.

Chứng khoán KIS chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu với kỳ vọng "hút tiền"

Chứng khoán KIS cho rằng, các cơ hội đầu tư đang dần xuất hiện từ quý II/2023 ở toàn thị trường, được hỗ trợ bởi ...

Một cổ phiếu của doanh nghiệp trong ngành xây lắp điện có thể bị hủy niêm yết

Theo thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu VE2 có khả năng bị hủy niêm yết theo ...

Xây dựng điện Việt Nam (VNE) - Nhà thầu quen mặt trong ngành điện báo doanh thu giảm 75%, lỗ hơn 5 tỷ đồng

Kết thúc quý II, doanh thu hợp nhất của Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam (HOSE: VNE) giảm đến 75%, dẫn đến ...

Ngọc Bích

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán