Kết thúc chuỗi 15 phiên tăng trần liên tiếp
Sau 15 phiên tăng trần liên tiếp từ ngày 17/02 đến ngày 09/03/2023, đà tăng giá cổ phiếu của Công ty CP Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV) đang có dấu hiệu chững lại. Với 15 phiên tăng trần, giá cổ phiếu CFV đã tăng hơn 686%, từ 8.600 đồng/cp lên 67.600 đồng/cp. Thanh khoản trung bình đạt 2.618 cp/phiên.
Những thông tin xung quanh cổ phiếu CFV vẫn gần như không có |
Tuy nhiên, vào phiên 10/03, cổ phiếu này đã kết thúc chuỗi tăng trần, đồng thời ghi nhận phiên giảm sàn về 57.500 đồng/cp. Đến kết phi giao dịch ngày 13/03, giá cổ phiếu CFV tiếp tục giảm mạnh 9,73% xuống mức 57.500 đồng/cổ phiếu.
Về chuỗi tăng trần bất thường của CFV, theo lẽ thông thường, một cổ phiếu tăng giá mạnh khi kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến, hoặc đến từ kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện nhờ dự án mới, hay có “game” M&A… song gần đây, những thông tin xung quanh cổ phiếu CFV vẫn gần như không có. Thậm chí, kết quả kinh doanh của công ty lại gặp vấn đề về dòng tiền.
Cụ thể, trong quý IV/2022, doanh thu của Cà phê Thắng Lợi đạt 64 tỷ đồng, tăng 177% so với mức thực hiện cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng cải thiện mạnh từ âm 3,5 tỷ đồng trong quý trước lên 506 triệu đồng.
Dù vậy, tính chung cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cà phê này chỉ đạt vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2021. Dòng tiền kinh doanh của công ty cũng gặp phải vấn đề khi âm gần 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn ghi nhận con số dương 40 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản là 212 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 68% với 144 tỷ đồng, tăng 29%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 30% lên 30 tỷ đồng. Riêng khoản phải thu ngắn hạn của khách hạn gấp đôi lần lên 13 tỷ đồng. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh 73% lên 63 tỷ đồng. Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảm mạnh 91% xuống chỉ còn hơn 730 triệu đồng.
Giải trình về việc cổ phiếu liên tiếp tăng trần, Cà phê Thắng Lợi vẫn đưa ra “bài văn mẫu” quen thuộc trước đó, là “giá cổ phiếu tăng trần các phiên liên tục hoàn toàn là do diễn biến của thị trường chứng khoán. Công ty không có cơ sở để giải trình diễn biến trên”.
Không phải lần đầu CFV "nổi sóng"
Ngược thời gian, trong năm 2022, CFV đã từng là cái tên “nóng” trên sàn chứng khoán khi ghi nhận đà tăng một mạch từ 4.300 đồng/cp (15/8/2022) lên 91.300 đồng/cp (16/9/2022), tương đương tăng 21 lần chỉ sau 1 tháng. Không chỉ vậy, thanh khoản thời điểm này cũng rất thấp, chỉ vài trăm đơn vị khớp lệnh trong phiên.
Đáng chú ý, trước đà tăng sốc của cổ phiếu, công ty đã lên tiếng "kêu cứu" vì nghi ngờ có một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường chứng khoán tác động lên giá cổ phiếu công ty vì động cơ cá nhân. Đồng thời khẳng định ban lãnh đạo, người nội bộ công ty không có bất kỳ tác động nào lên việc giao dịch cổ phiếu.
"Việc cổ phiếu công ty liên tục tăng trần và khối lượng như vậy là rất bất thường, tất cả các phiên tăng trần chỉ có một lệnh đặt mua và bán giá trần trong phiên. Công ty nghi ngờ có một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường chứng khoán, tác động đến giá cổ phiếu công ty vì động cơ cá nhân", trong văn bản gửi HNX của Cà phê Thắng Lợi chỉ rõ.
Sau đó, cổ phiếu CFV đã giảm sâu và lình xình quanh mệnh giá. Chỉ đến những phiên gần đây, cổ phiếu này mới bắt đầu "nổi sóng" trở lại.
Trong năm 2022, CFV đã từng là cái tên “nóng” trên sàn chứng khoán (Biểu đồ: TradingView) |
Theo tìm hiểu, CFV tiền thân là Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi - doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 20/04/1977. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến kinh doanh cà phê.
Ngày 03/06/2019, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán là CFV. Đến ngày 09/10/2019 đổi thành Công ty CP Cà Phê Thắng Lợi.
Theo Báo cáo quản trị bán niên 2022, ông Đỗ Hoàng Phúc là người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT Cà phê Thắng Lợi.
Cà phê Thắng Lợi có vốn điều lệ ban đầu hơn 62 tỷ đồng. Đến 30/6/2022, vốn điều lệ Công ty tăng lên 126,5 tỷ đồng. 2 cổ đông lớn là UBND tỉnh Đắk Lắk (nắm giữ 36% cổ phần) và bà Phạm Thị Linh - vợ của ông Đỗ Hoàng Phúc.
Ông Đỗ Hoàng Phúc (sinh ngày 3/7/1957, quê quán Ninh Bình), trình độ Cử nhân ĐH Cảnh sát, cử nhân Luật và Cử nhân Chính trị.
Giai đoạn 1975 - 2008, ông Phúc là Chiến sỹ - Hạ Sỹ - Đại tá - Trưởng phòng nghiệp vụ tại Công an tỉnh Ninh Bình. Từ 2009 - 2011, ông Phúc giữ chức Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Ninh bình.
Từ 2011 - 2017, ông Phúc được giao làm Phó Giám đốc Sở Giao thông tận tải tỉnh Ninh Bình.
Từ 2017 - nay, ông Phúc là Giám đốc Công ty CP Xuất Nhập khẩu Nam Phương; từ tháng 6/2019 đến nay, ông Phúc còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp thoát nước Đắk Lắk (DWC).
Tại Báo cáo quản trị bán niên 2022 , con trai ông Phúc là Đỗ Hoàng Phương là Phó Chủ tịch HĐQT và bà Linh là thành viên HĐQT của DWC. Tại Công ty này, ông Phúc nắm giữ 15,86% cổ phần, bà Linh nắm 24,8% và Đỗ Hoàng Phương nắm giữ 18,51% cổ phần.
Ngoài ra, hiện ông Phúc đang là thành viên HĐQT tại Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam - Công ty CP (Vilico; UPCoM: VLC). Tại Vilico, bà Phạm Thị Linh nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu VLC (2,94%) và con trai ông Phúc là Đỗ Hoàng Phương giữ 5 triệu cổ phiếu (2,9%) vốn VLC.
Sửa lỗi giao dịch, 2 công ty chứng khoán bị VSD khiển trách Trước đó trong năm 2022, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã lần lượt ra các quyết định khiển trách đối với ... |
Thị trường chứng khoán ngày 13/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Agriseco Research chỉ ra cơ hội và rủi ro cho thị trường chứng khoán tháng 3? Agriseco Research kỳ vọng yếu tố đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khả năng sẽ trở thành nhân tố chính ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|