Điểm sáng kinh tế Việt Nam giữa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Bức tranh kinh tế đan xen các gam màu sáng, tối Nhiều triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản |
Mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của nước ta
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định quan điểm “Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại”.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương |
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đưa ra mục tiêu “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn”.
Do đó, việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước phù hợp bối cảnh thời đại.
TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của nước ta kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhất là khi diễn biến kinh tế thế giới ngày càng phức tạp, khó lường, đặc biệt là hơn hai năm qua với hàng loạt tác động từ đại dịch Covid-19, xung đột Nga-Ukraine và chiến lược "zero Covid" của Trung Quốc, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn.
Báo cáo chính trị tại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ quan điểm: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.
Điểm mới nổi bật trong định hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII là nhấn mạnh và xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Phải nâng cao năng lực nội tại mới có thể hội nhập thành công, tránh lệ thuộc vào một đối tác, một thị trường.
Văn kiện Đại hội XIII xác định rõ: Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế, không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia.
Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.
Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế.
Như vậy, nói một cách khái quát, nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hiện nay không phải là nền kinh tế biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp, thiếu gắn kết với các nền kinh tế trên thế giới, mà là nền kinh tế có sự độc lập, tự chủ về đường lối, định hướng phát triển phù hợp với xu hướng thế giới và thực tiễn lịch sử; là nền kinh tế có năng lực quản trị quốc gia tốt, năng lực hoạch định đường lối, thể chế, chủ động, tham gia kiến tạo và biết vận dụng sáng tạo cam kết quốc tế phù hợp điều kiện và khả năng của đất nước; có năng lực cạnh tranh cao ở cả cấp độ nền kinh tế, doanh nghiệp, sản phẩm quốc gia; có năng lực chống chịu, khả năng thích ứng cao, ít bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế và hướng tới yêu cầu phát triển bền vững.
Đồng thời, trong bất cứ tình huống nào cũng bảo đảm duy trì và giữ vững sự ổn định vĩ mô và các hoạt động bình thường về kinh tế - xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đây sẽ là động lực thúc đẩy đất nước vươn mình, nâng cao sức mạnh nội lực, xử lý hiệu quả các vấn đề nội tại và thách thức nổi lên, bảo đảm phát triển nhanh - bền vững đất nước, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế, hướng tới khát vọng hùng cường, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng
Đánh giá mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Đức Hiển cho biết, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng |
Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng và nâng tầm ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.
Việt Nam đã tham gia vào hầu hết các hiệp định đa phương thế hệ mới, cụ thể Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và mới đây là Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh.
Qua đó tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoàn thiện căn bản hệ thống pháp luật theo yêu cầu, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việt Nam dần dịch chuyển từ quốc gia tham gia hội nhập thành quốc gia dẫn dắt hội nhập với việc chủ động trong việc đàm phán với các nước về hình thành các khu vực thương mại tự do và là 1 trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới hiện nay với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP hơn 200%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, tiềm năng và lợi thế phát triển, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhất là đặt trong bối cảnh năng lực tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc hoặc tác động bên ngoài còn yếu.
Nền kinh tế còn phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài; nội lực sản xuất của nền kinh tế còn thấp, gia công, lắp ráp là chủ yếu, tạo giá trị gia tăng thấp; năng lực tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc hoặc tác động bên ngoài còn yếu.
Cùng với đó, năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu - phát triển làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ số mới còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp; năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của ngành công nghiệp còn hạn chế; mức độ đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, chủ thể xuất nhập khẩu còn thấp, ít thay đổi; mối liên kết giữa ngành dịch vụ và sản xuất còn yếu
Nhằm nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền kinh tế, TS. Nguyễn Đức Hiển cho rằng, cần thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tăng nhanh quy mô và nội lực của nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045). Hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao năng lực độc lập, tự chủ của nền sản xuất Việt Nam.
Củng cố tiềm lực khoa học và công nghệ trên cơ sở làm chủ công nghệ hiện đại, công nghệ lõi và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường hội nhập quốc tế đi đôi với bảo vệ thị trường trong nước và thu hút nguồn lực đầu tư hiệu quả.
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|