Năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 53,22 tỷ USD Năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng đến mục tiêu 54 tỷ USD |
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra tại Hà Nội sáng 13/1.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã ký thỏa thuận để cụ thể hóa các hoạt động hợp tác đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho ngành nông nghiệp, trong đó có các hợp tác về công nghiệp hóa nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, đàm phán xúc tiến thị trường phi thuế quan, phát triển làng nghề nông nghiệp, quản lý vật tư nông nghiệp và điện khí hóa trong ngành nông nghiệp và nông thôn.
Trong bối cảnh kinh tế năm 2022 còn nhiều khó khăn, biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng ngoạn mục, đóng vai trò quan trọng trong thành tích chung là kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,22 tỷ USD năm 2022, tăng 9,3% so với năm 2021, cao gấp 133 lần so với năm 1986. Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản đóng góp 11 ngành hàng trong tổng 39 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản... Một số mặt hành chủ lực có vị thế tại thị trường lớn, đáp ứng yêu cầu cao về truy xuất nguồn gốc tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu.
Những thành quả trên đạt được nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực và quyết tâm vượt khó của cả ngành nông nghiệp và sự tham gia hiệu quả quả, kịp thời của các Bộ, ban ngành từ Trung ương trong hỗ trợ sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, khai thác hiệu quả thị trường, góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản cho nông dân.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ, tham gia hỗ trợ để thực hiện đàm phán, mở cửa thị trường, thực hiện thương mại tự do, phòng vệ thương mại để bảo vệ nhà sản xuất trong nước, tổ chức kết nối cung cầu tạo điều kiện cho tiêu thụ nông sản.
Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2023 ở mức 2%, giảm đáng kể so với 2022 và còn nhiều khó khăn. Mặc dù thị trường Trung Quốc đã khôi phục xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản khi tiếp cận thị trường nước bạn.
Để thúc đẩy xuất khẩu, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng đề xuất một số nội dung hợp tác giữa hai Bộ gồm: Tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành sản xuất để nâng tầm nông sản Việt; xây dựng chính sách thúc đẩy thương mại biên giới, chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch; đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các đối tác nước ngoài để tăng số lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản được xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc; nâng cao chú trọng các chương trình xúc tiến thương mại, đặc biệt trên nền tảng số, thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến xuất khẩu, tiêu thụ nông sản; thực hiện có hiệu quả phòng vệ thương mại, xử lý các tranh chấp, vụ kiện trong thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Nguyễn Hạnh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|