Mỹ từ chối cử người đến Ukraine bảo trì thiết bị

(Banker.vn) Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ đề xuất của quân đội gửi các nhà thầu Mỹ tới Ukraine để bảo trì thiết bị quân sự của phương Tây.
Truy thăng quân hàm cho phi công Ukraine lái tiêm kích F-16 tử trận Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Thông tin trên được tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin từ giới quan chức Mỹ cho biết. Theo giới quan chức Mỹ, cộng đồng tình báo cho rằng việc cử các nhà thầu Mỹ đến bảo trì thiết bị quân sự, trong đó có máy bay chiến đấu F-16 là quá rủi ro. Washington hy vọng các nước châu Âu sẽ đảm nhận phần lớn hơn trách nhiệm bảo trì F-16.

Tuy nhiên, Wall Street Journal cũng tiết lộ, chính quyền Mỹ không loại trừ việc cử các nhà thầu nước này đến Ukraine trong tương lai. Hiện Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Mỹ từ chối cử người đến Ukraine bảo trì thiết bị
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ đề xuất của quân đội gửi các nhà thầu Mỹ tới Ukraine để bảo trì thiết bị quân sự của phương Tây. Ảnh: AP

Gần đây, chính phủ Ukraine đã liên tục mời gọi các công ty nước ngoài tăng cường sản xuất vũ khí trong nước như một giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp viện trợ quân sự dài hạn của những nhà tài trợ phương Tây.

Cho đến nay, tập đoàn Rheinmetall của Đức đã đưa ra những kế hoạch đầy tham vọng trong chiến lược hoạt động trên đất Ukraine, cam kết sẽ sản xuất không chỉ đạn dược mà còn cả xe bọc thép và xe tăng tại quốc gia này.

Tuy nhiên, những công ty lớn khác, đặc biệt là những công ty ở Mỹ, vẫn rất thận trọng khi đưa ra những cam kết như vậy.

Northrop Grumman là một ngoại lệ, khi hồi tháng trước đã công bố vừa hoàn tất thỏa thuận sản xuất đạn cỡ trung tại Ukraine. Công ty này sẽ cung cấp thiết bị và chiến lược đào tạo cho phía Kiev, nhưng từ chối đưa nhân viên của mình đến thực địa.

Phát biểu bên lề triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, việc đầu tư vào một cơ sở sản xuất ở Ukraine có thể bị Nga tấn công gây hư hại và có thể không có nhu cầu bền vững trong tương lai.

Theo các nguồn tin, ngoài những rủi ro liên quan đến chiến sự, các công ty phương Tây cũng lo ngại về tham nhũng.

Trong khi đó, phía Nga mô tả xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ đứng đầu. Các quan chức Nga cho biết, nền kinh tế Mỹ đã được hưởng lợi từ cuộc xung đột này bằng cách thúc đẩy nhu cầu về vũ khí và làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Tây Âu.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục