Mỹ đứng đầu thế giới về sản lượng dầu thô; Anh điều chỉnh chính sách năng lượng xanh

(Banker.vn) Theo EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ dẫn đầu toàn cầu trong năm thứ 6 liên tiếp, với sản lượng trung bình phá kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào? EU “chi đậm” mua năng lượng của Nga, dầu thô Nga vẫn bán trên giá trần Trung Quốc tăng cường mua dầu thô; khủng hoảng Biển Đỏ thêm trầm trọng

Mỹ đứng đầu thế giới về sản lượng dầu thô

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, trong tháng 12/2023, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới hơn 13,3 triệu thùng/ngày trên cơ sở hàng tháng.

Mỹ đã sản xuất nhiều dầu thô hơn bất kỳ quốc gia nào vào bất kỳ thời điểm nào trong 6 năm liên tiếp vừa qua”, EIA thông báo.

Đồng thời, EIA cũng nhận định khó có khả năng kỷ lục này sẽ bị một quốc gia khác phá vỡ trong thời gian tới.

My
Sản lượng dầu thô của Mỹ dẫn đầu toàn cầu trong năm thứ 6 liên tiếp, với sản lượng trung bình phá kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày

Việc sản lượng dầu của Mỹ tăng chóng mặt trong năm 2023 đã khiến giới chuyên gia sửng sốt. Mức sản lượng đã vượt cả dự báo của EIA. Sự gia tăng này đã giúp kiềm chế đà tăng của giá dầu, bất chấp việc Saudi Arabia và đồng mình trong OPEC+, liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số quốc gia gồm Nga, ra sức cắt giảm sản lượng dầu để đẩy “vàng đen” tăng giá.

CEO Scott Sheffield của Pioneer Natural Resources, nhà khai thác dầu lớn nhất ở Texas cho biết, sự gia tăng của sản lượng dầu trong năm ngoái đồng nghĩa có khả năng cao sản lượng dầu của Mỹ sẽ đạt 15 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm tới.

Anh điều chỉnh chính sách năng lượng xanh

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết, ông sẽ “không đánh cược với an ninh năng lượng của Anh” mặc dù có kế hoạch khử carbon trong lưới điện vào giữa thập kỷ tới.

Như vậy, Chính phủ Anh đã ủng hộ việc phát triển các nhà máy điện chạy bằng khí đốt mới, trong động thái mới nhất của Thủ tướng Rishi Sunak nhằm thể hiện một cách tiếp cận thực tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Theo đó, đề cập đến sự phụ thuộc vào năng lượng gió và Mặt Trời trong điều kiện thời tiết phù hợp, ông Sunak cho rằng Anh sẽ đạt được mục tiêu vào năm 2035 theo “cách bền vững để không khiến người dân thiếu năng lượng vào một ngày nhiều mây, không có gió”.

Chính phủ Anh cũng cho biết, sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng các nhà máy điện chạy bằng khí đốt bằng cách cho phép các nhà phát triển duy trì quyền tiếp cận các khoản trợ cấp quan trọng. Mục đích của quyết định này là để cung cấp điện dự phòng cho lưới điện. Động thái ủng hộ sản xuất điện mới bằng khí đốt là biện pháp nới lỏng chính sách “xanh” mới nhất của chính phủ Thủ tướng Sunak.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương