Chuyên trang trái phiếu Cbonds của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG).
Cụ thể, Vinaconex đã mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGH2124011, hạ khối lượng còn lại xuống còn 800 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 25/6/2021 và sẽ đáo hạn vào ngày 25/6/2024, với khối lượng phát hành ban đầu là 2.500 tỷ đồng. Mục đích của việc phát hành trái phiếu này là để bổ sung vốn cho hoạt động xây lắp của Vinaconex và tăng quy mô vốn hoạt động của các công ty con như Vinaconex Invest và Vinaconex CM.
Văn bản được đăng tải trên website Cbonds |
Trong một diễn biến gần đây, Vinaconex thông báo sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đầu tư tại Công ty CP Cảng quốc tế Vạn Ninh cho các nhà đầu tư quan tâm. Quy mô chuyển nhượng dự kiến là 2 triệu cổ phần và tiến độ thực hiện sẽ hoàn thành trước ngày 20/6.
Trên báo cáo tài chính quý 1/2024, Vinaconex đang nắm giữ 40% cổ phần tại Cảng quốc tế Vạn Ninh, duy trì từ tháng 9/2021 đến nay, với giá trị đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu là 198,3 tỷ đồng.
Vinaconex bắt đầu góp vốn vào Cảng quốc tế Vạn Ninh hồi tháng 9/2021 với tỷ lệ góp vốn là 40%. Đến tháng 10/2021, công ty này đã khởi công Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Dự án có diện tích 82,79ha và tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 2.248 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý IV/2024. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của Vinaconex, giá trị khoản đầu tư vào Cảng quốc tế Vạn Ninh được ghi nhận ở mức gần 198,3 tỷ đồng.
Theo giới thiệu của Vinaconex, Công ty CP Cảng quốc tế Vạn Ninh là chủ đầu tư bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1, nằm trong cụm cảng Vạn Ninh - Vạn Gia thuộc cảng biển Quảng Ninh. Giai đoạn này có quy mô gần 83 ha, với tổng đầu tư dự kiến 2.248 tỷ đồng.
Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh được thiết kế với hạng mục bến cầu chính dài 500m, có khả năng đậu đồng thời 2 tàu trọng tải lên đến 20.000 DWT hoặc 3 tàu trọng tải 10.000 DWT, cùng với khả năng đậu các sà lan ở mặt sau. Khu kho bãi sẽ được đầu tư đồng bộ và trang bị hạ tầng hiện đại để đáp ứng tốt nhất yêu cầu làm hàng tổng hợp và container. Ngoài ra, dự án còn bao gồm các kho CFS và nhà điều hành cảng.
Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh có tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 480 ha. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích 82,8 ha với tổng chiều dài bến là 500m cho tàu biển và 390m cho bến sà lan. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn này là 2.248,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào khai thác trong năm 2024.
Về tình hình kinh doanh, trong quý I/2024, Vinaconex ghi nhận doanh thu thuần gần 2.650 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng xây lắp đóng góp 1.358 tỷ đồng (chiếm 51% tổng doanh thu) và mảng bất động sản đóng góp 270 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Vinaconex cũng đã tiết giảm đáng kể chi phí lãi vay và giảm lỗ tại hoạt động liên kết, liên doanh, giúp công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 lên đến 482 tỷ đồng, tăng gấp hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tự tin với nguồn lực từ Acuity Funding, Dầu khí Nam sông Hậu (PSH) đặt mục tiêu lãi khủng 700% Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Acuity Funding, Dầu khí Nam sông Hậu (PSH) đặt kế hoạch kinh doanh với lãi ròng tăng gấp ... |
Xi măng Công Thanh gánh nợ 19.000 tỷ, không thể trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Theo báo cáo kiểm toán năm 2023, kết thúc thời điểm 31/12/2023, tổng nợ phải trả của Xi măng Công Thanh tăng hơn 1.500 tỷ ... |
Nợ phải trả vượt mốc 4.000 tỷ, Tập đoàn Đạt Phương (DPG) tất toán lô trái phiếu trước hạn 5 tháng Lô trái phiếu mã DPGH2124001 được phát hành ngày 28/05/2021 có kỳ hạn 36 tháng vừa được Tập đoàn Đạt Phương tất toán sau nhiều ... |
Bá Tùng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|